13 dự án đầu tiên vào vòng Chung kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án khởi nghiệp xanh – Phát triển bền vững lần 10-2024
Trưa ngày 15-9, tại Hội trường Không gian làm việc chung tỉnh Đồng Tháp (số 10 Lê Thị Riêng, Phường 01, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp), sau khi BGK công bố kết quả, đại diện BTC là Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp – BSA, Công ty Cổ phần Vinamit, Tập đoàn cà phê Trung Nguyên và Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp và khởi nghiệp Đồng Tháp đã trao danh sách cho 13 ý tưởng/dự án vào vòng Chung kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án khởi nghiệp xanh – Phát triển bền vững lần 10-2024.
Trong đó, TP.HCM, Đồng Tháp là những địa phương có nhiều ý tưởng/dự án vào vòng Chung kết cuộc thi nhất. Ban tổ chức cuộc thi phân ra theo thứ tự các đội lọt vào vòng Chung kết như sau.
Bảng A chọn 6 dự án gồm:
1 An Giang Bánh phồng nấm rơm, chủ dự án là Nguyễn Hoàng Ngọc Yến
2 TP.HCM Nano bồ Hòn Sapin, chủ dự án là nhóm các thí sinh “Bùi Thanh Kiệt, Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Trần Bùi Phúc”
3 TP.HCM Bánh củ mì nhân thịt lowcarb của chủ dự án là Mai Tuấn Anh
4 TP.HCM PHYTOPHARM – Sản phẩm kháng khuẩn từ lá bàng kết hợp với vỏ tỏi cho nông nghiệp hiệu suất cao và bền vững, chủ dự án là nhóm các bạn là “Đoàn Thị Thu Hằng, Lâm Triết Lãm,Nguyễn Thị Phương Thảo”
5 Trà Vinh Sản xuất gỗ nhân tạo từ rơm của nhóm các thí sinh “Sơn Trần Minh Mẫn, Nguyễn Xuân Thành”
6 Trà Vinh LucbinhGauze: Băng gạc Sinh học từ cây Lục Bình, chủ dự án là nhóm thí sinh “Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Dương Chí Linh, Phạm Quốc Huy”
Bảng B chọn 7 dự án gồm:
1 An Giang Nâng tầm giá trị của chiếc CHIẾU truyền thống thành những sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, chủ dự án là Lê Thị Phương Thảo
2 Bến Tre Thủ công mỹ nghệ từ cây dừa nước, chủ dự án là Nguyễn Thị Thuận
3 Đồng Tháp Sản xuất trà OolongSen (100% lá sen tươi), chủ dự án là nhóm các thí sinh “Nguyễn Hữu Anh, Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Trương Thị Ngọc Như”
4 Đồng Tháp Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất và phát triển sản phẩm nấm Vân Chi đỏ, chủ dự án là nhóm thí sinh “Trần Đức Tường, Trần Ngọc Phương”
5 Đồng Tháp Nâng cao giá trị trái Tắc, Bưởi và Mãng cầu xiêm – Phát triển kinh tế xanh tuần hoàn bền vững – Thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ địa phương vì bình đẳng giới, chủ dự án là nhóm các thí sinh “Huỳnh Lê Ngọc Viễn, Nguyễn Ngọc Thanh Hà”
6 Vĩnh Long Chuỗi giá trị sản phẩm từ Khoai lang, chủ dự án là Nguyễn Thanh Việt
7 Vũng Tàu Sản phẩm lưu niệm, Décor sang trọng từ rác thải vỏ sò ốc, chủ dự án là nhóm thí sinh “Nguyễn Thị Hồng Lan, Dương Quang Chung, Nguyễn Thị Hoàng Anh”
Thay mặt Ban giám khảo, TS Phan Văn Minh – Nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Môi trường – Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường – Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cho biết, cuộc thi rất đa dạng hóa chủ đề, các lĩnh vực so với các năm, và có nhiều thí sinh đang là sinh viên.
Về chất lượng, năm nay chúng ta có 2 bảng phân ra rõ ràng, bảng A và B.
Do vậy tôi xin nhận xét về nhóm ý tưởng như sau. Một loại là mang tính nghiên cứu khoa học nhiều hơn. Bênh cạnh đó, các ý tưởng, dự án đó thì còn có nhửng ý tưởng đã đi vào giai đoạn thương mại hóa, và khá thú vị. Đặc biệt là những dự án này đã rất đa dạng hóa hơn so với mọi năm.
Tuy nhiên những ý tưởng mang tính khoa học, hàn lâm thì còn vướng vào điều là chưa được trau chuốt trước khi lên trình bày, tương đối hời hợt. Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, giữa mục đích nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp. Vì cái khởi nghiệp là để tại lập sinh kế, để tồn tại và phát triển. Trong khi đó, nghiên cứu khoa học là đi tìm bản chất vận động của thiên nhiên, nó là chức năng được xã hội phân công.
Tại bảng B, thì những dự án đã đi vào thương mại hóa, và cũng rất đa dạng. Trong đó, nó được đi vào thị trường rồi.
“Nếu không được giải thì các bạn hãy xem như mình thêm được kiến thức, chuyên môn”, thầy Phan Văn Minh nói.