Trong hai ngày 23 và 24 tháng 9, tại khách sạn Kim Liên (Số 7 Đào Duy Anh, phường Phương Liên, quận Đống Đa, TP. Hà Nội) diễn ra vòng Bán kết Cuộc thi Dự án khởi nghiệp Xanh lần 9 – 2023. Đây là vòng bán kết thứ 3, cũng là vòng cuối cùng (2 vòng bán kết trước đã diễn ra tại Bến Tre và TPHCM và tìm ra 25 dự án vào vòng chung kết). Trong vòng bán kết tại Hà Nội có 37 dự án đến từ 11 tỉnh, thành tham gia thi.
Vòng bán kết tại Hà Nội với sự tham gia của các thí sinh đến từ nhiều khu vực, Bắc Trung Bộ, đồng bằng Sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc. Trong đó, địa phương có số dự án thi nhiều nhất là Cao Bằng, với 9 dự án của các cá nhân và nhóm; tiếp đến là Bắc Kạn 7 dự án; Nghệ An 5 dự án; Thanh Hóa, Ninh Bình, Lạng Sơn, mỗi địa phương 3 dự án; Hà Nội, Quảng Bình mội địa phương 2 dự án; Hưng Yên, Nam Định, Sơn La, mỗi tỉnh 1 dự án.
Do đặc điểm là một khu vực có nhiều tỉnh miền núi, vòng bán kết tại Hà Nội có khá nhiều dự án do các thí sinh là đồng bào dân tộc tham gia, đa phần là dựa trên lợi thế sẵn có, tài nguyên bản địa của địa phương để phát triển dòng sản phẩm, dự án của mình. Có thể kể đến như dự án Bảo tồn và phát triển trà hoa vàng Cúc Phương; Phát triển làng nghề nuôi trai nước ngọt lấy ngọc; Đẩy mạnh du lịch cộng đồng, bảo tồn và phát huy cảnh sắc, văn hóa, truyền thống địa phương; Sản xuất rượu gạo men lá thủ công; Chăn nuôi, sản xuất kinh doanh, chế biến các sản phẩm từ ốc nhồi; Chế biến Trà (chè) Lam gác bếp từ chè Shan Tuyết; Viên gỗ nén mùn cưa; Sản xuất, tạo giá trị đầu ra bền vững cho sản phẩm trứng gà từ nguyên liệu bản địa; Chuỗi cửa hàng đặc sản ủ muối đầu tiên tại Việt Nam; Mô hình nông nghiệp du lịch sinh thái bền vững – Hòn Mát Farmstay.
Cùng với đó, nhiều dự án có hàm lượng đầu tư về khoa học công nghệ trong đó, để nâng cao hiệu suất nông nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Có thể liệt kê một số dự án nổi bật như: Ứng dụng công nghệ sinh học xây dựng mô hình nuôi trồng nấm hương; Ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ tưới tiết kiệm, nhà màng nhà lưới trong sản xuất nông nghiệp an toàn và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm; Nâng cấp giá trị của cây sen bằng công nghệ vi sinh trong sản xuất và chế biến sau khi thu hoạch; Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản phẩm nem thính…
Trong vòng bán kết cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh tại Hà Nội, tập đoàn Nam Dương Group dành tặng 3 voucher về chụp ảnh sản phẩm chuyên nghiệp, trị giá mỗi voucher là 6.000.000 đồng cho các dự án dân tộc thiểu số.
Chung kết Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh dự kiến diễn ra tại Dinh Thống Nhất TP.HCM vào cuối tháng 10/2023.
Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh lần thứ 9/2023 do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm BSA) tổ chức với sự phối hợp của Công ty Cổ phần Vinamit, Quỹ Hỗ trợ phát triển Thanh niên, Công ty CP Phân bón dầu khí Cà Mau cùng sự đồng hành của các Doanh nghiệp HVNCLC, như: Công ty CP Cơ điện Tân Hoàn Cầu, Công ty TNHH SX TM DV Qui Phúc, Công ty Lợi Lợi Dân, Tập đoàn Trung Nguyên Legend, Công ty TNHH Tân Nhiên, Công ty Khang Nhi Ý, Khánh Hà Food, Công ty TNHH Minh Long 1, Công ty Mỹ thuật Trà Quế, Chương trình lâm sản ngoài gỗ (NTFP-EP Việt Nam), Tâp đoàn Nam Dương group, Công ty Cổ phần dừa nước Việt Nam …
Trước đó, từ giữa tháng 5 năm 2023, kể từ khi thông báo đăng ký cho đến cuối tháng 7, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được sự quan tâm đăng ký từ 179 cá nhân và tập thể gửi Dự án tham gia, đại diện cho 36 tỉnh, thành. Sau giai đoạn chấm sơ khảo, sàng lọc bởi Ban giám khảo, đã chọn ra 108 dự án vào vòng bán kết của 33 tỉnh thành tham dự. Trong đó 51 dự án nhóm (3 người/nhóm), 57 dự án cá nhân. Trong số này, có 41 dự án được tuyển thẳng vào, đây là những dự án đã đạt được những giải thưởng và danh hiệu tại các cuộc thi Khởi nghiệp cấp tỉnh/thành, quốc gia…
Từ đầu năm TT BSA đã tổ chức hơn 10 lớp tập huấn tại các tỉnh: An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Cao Bằng và Ninh Thuận. Những lớp tập huấn này đã tạo điều kiện để các doanh nông trẻ nâng cao thêm kiến thức và hỗ trợ cho các dự án tham gia cuộc thi được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện thành công các dự án. Chương trình đã lan tỏa thông điệp về khởi nghiệp xanh trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch canh nông, đổi mới sáng tạo phát huy tài nguyên bản địa.
Thành phần Ban giám khảo vòng bán kết tại Hà Nội:
-
Ông HÀ VIỆT QUÂN – Vụ trưởng, Chánh văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia – Uỷ ban dân tộc
-
Bà NGUYỄN CẨM CHI – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển thanh niên (FYE)
-
Ông ĐÀM QUANG THẮNG – Chủ tịch Hội đồng cố vấn Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia
-
Ông HOÀNG SƠN CÔNG – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ ngành bán lẻ Việt Nam
-
Ông PHẠM HẢI QUỲNH – Viện trưởng Viện phát triển Du lịch châu Á (ATI), Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam
-
Ông TRẦN NAM – Giám đốc Sáng tạo Quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển thanh niên
-
Bà PHẠM HOÀNG NGÂN – Sáng lập và điều hành Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Đầu tư kinh doanh Nông nghiệp sáng tạo (INARI)
DANH SÁCH DỰ ÁN THI TẠI HÀ NỘI
STT |
Tỉnh thành |
TÊN DỰ ÁN |
CHỦ DỰ ÁN |
1 |
Nghệ An |
ĐƯA THẢO DƯỢC VÙNG QUÊ VƯƠN RA THỊ TRƯỜNG |
NGUYỄN THỊ HẰNG |
2 |
Nghệ An |
CHUỖI CỬA HÀNG ĐẶC SẢN Ủ MUỐI ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM |
NGUYỄN THỊ HỒNG THƯƠNG |
3 |
Nghệ An |
MÔ HÌNH NUÔI THỦY SẢN TUẦN HOÀN NƯỚC VÀ RAU SẠCH THEO CÔNG NGHỆ AQUAPONIC |
NGUYỄN VĂN ĐẠT |
4 |
Nghệ An |
MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG – HÒN MÁT FARMSTAY |
ĐẶNG TRỌNG TẤN
|
5 |
Nghệ An |
HIPPO STEAM |
BÙI THỊ LINH TRANG
|
6 |
Quảng Bình |
NÂNG CẤP GIÁ TRỊ CỦA CÂY SEN BẰNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN SAU KHI THU HOẠCH |
PHAN THANH SƠN |
7 |
Quảng Bình |
ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG TỔ CHỨC LIÊN KẾT NUÔI HEO THẢO DƯỢC VI SINH THEO CHUỖI GIÁ TRỊ CÓ KIỂM SOÁT |
NGUYỄN THỊ HOÀI SEN |
8 |
Thanh Hóa |
SẢN XUẤT, TẠO GIÁ TRỊ ĐẦU RA BỀN VỮNG CHO TRỨNG GÀ TỪ NGUYÊN LIỆU BẢN ĐỊA |
HÀ MINH NGUYỆN |
9 |
Thanh Hóa |
ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG SẢN XUẤT NEM THÍNH – ĐẶC SẢN BẢN ĐỊA XỨ THANH |
NGUYỄN THỊ QUẾ |
10 |
Thanh Hóa |
NỀN TẢNG BÁN HÀNG DÀNH CHO CỘNG TÁC VIÊN THÔNG MINH VÀ TIỆN LỢI |
NGUYỄN THỊ HỒNG
|
11 |
Hưng Yên |
CƠ SỞ SẢN XUẤT VÀ LÒ SẤY NHIỆT SINH KHỐI THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM |
NGUYỄN THANH TÙNG |
12 |
Nam Định |
CHẾ PHẨM TỪ ỐC BƯƠU VÀNG ÔBU |
LƯƠNG VĂN TRƯỜNG
|
13 |
Ninh Bình |
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN TRÀ HOA VÀNG CÚC PHƯƠNG NINH BÌNH |
PHẠM TIẾN DUẬT |
14 |
Ninh Bình |
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ NUÔI TRAI NƯỚC NGỌT LẤY NGỌC |
NGUYỄN CAO CẦU |
15 |
Ninh Bình |
PHÁT TRIỂN CÂY TRÀM SẢN XUẤT TINH DẦU KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÁC VÙNG ĐẤT HOANG HÓA, SÌNH LẦY, BÁN NGẬP NƯỚC TẠI TỈNH NINH BÌNH |
NGUYỄN VĂN DƯ
|
16 |
Thành phố Hà Nội |
GIA TĂNG GIÁ TRỊ CHO CÁC SẢN PHẨM CHẾ BIẾN TỪ SỮA BÒ PHÙ ĐỔNG |
HOÀNG THỊ LỆ THU
|
17 |
Thành phố Hà Nội |
ĐƯA CÁC NGUYÊN LIỆU THẢO DƯỢC KẾT HỢP THEO NGUYÊN LÝ ĐÔNG Y VÀO CÁC SẢN PHẨM PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI |
LÊ THỊ THANH HẢI
|
18 |
Bắc Kạn |
RƯỢU GẠO MEN LÁ |
CÀ THỊ BÀY |
19 |
Bắc Kạn |
LIÊN KẾT SẢN PHẨM THEO CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM HỒNG KHÔNG HẠT |
LÝ THỊ HỘI |
20 |
Bắc Kạn |
CHĂN NUÔI CHẾ BIẾN KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM TỪ ỐC NHỒI |
NGUYỄN TIẾN SÁU |
21 |
Bắc Kạn |
DỰ ÁN LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỊT LỢN |
NGUYỄN TRỌNG HOÀN |
22 |
Bắc Kạn |
CHẾ BIẾN TRÀ (CHÈ) LAM GÁC BẾP TỪ CHÈ SHAN TUYẾT |
ĐẶNG THỊ DẤT |
23 |
Bắc Kạn |
ĐẨY MẠNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CẢNH SẮC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN |
DOANH THỊ HỒNG CHUYÊN
|
24 |
Bắc Kạn |
DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT KHOAI TÂY GIỐNG, THƯƠNG PHẨM THEO CHUỖI GIÁ TRỊ KẾT HỢP XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẢO QUẢN NÔNG SẢN (KHOAI TÂY GIỐNG, KHOAI TÂY THƯƠNG PHẨM,…) BẰNG CÔNG NGHỆ KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN |
THÂN LIÊU MINH NHẬT
|
25 |
Cao Bằng |
BẢO TỒN GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN BẢN ĐỊA |
HOÀNG THỊ BAY |
26 |
Cao Bằng |
BẢO TỒN GIỐNG THUẦN CHỦNG BẢN ĐỊA KHÔNG BIẾN ĐỔI GEN |
TRIỆU ĐÌNH LỤ |
27 |
Cao Bằng |
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG NẤM HƯƠNG |
TẠ THỊ THU YÊN |
28 |
Cao Bằng |
DỰ ÁN LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN TRỒNG CÂY GAI XANH AP1 GẮN VỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨM VỎ KHÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG GẮN LIỀN VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP XANH |
NÔNG LÂM TRƯỜNG |
29 |
Cao Bằng |
NUÔI ONG MẬT TỰ NHIÊN |
MA THỊ KIM OANH |
30 |
Cao Bằng |
LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ GẮN SẢN XUẤT VỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨM VỊT BƠ GẮN VỚI SINH KẾ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ |
NGUYỄN THANH BÌNH |
31 |
Cao Bằng |
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH, CÔNG NGHỆ TƯỚI TIẾT KIỆM, NHÀ MÀNG NHÀ LƯỚI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP AN TOÀN VÀ LIÊN KẾT SẢN XUẤT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM |
NGUYỄN VĂN VÕ |
32 |
Cao Bằng |
MÔ HÌNH CHẾ BIẾN DẦU SỞ KẾT HỢP VỚI NÔNG SẢN ĐỊA PHƯƠNG |
LƯƠNG HÀ PHƯỢNG |
33 |
Cao Bằng |
MÔ HÌNH VIÊN GỖ NÉN MÙN CƯA |
HOÀNG THỊ TRANG |
34 |
Lạng Sơn |
HỒNG VÀNH KHUYÊN TREO GIÓ |
VƯƠNG THỊ THƯƠNG |
35 |
Lạng Sơn |
CHẾ BIẾN HEO DẺO MÁC MẬT |
LĂNG THỊ THƠ |
36 |
Lạng Sơn |
FARMSTAY |
LÂM HỒNG GIANG |
37 |
Sơn La |
MẬN SẤY DẺO CHÂU YÊN |
NGUYỄN VĂN TOÀN
|
Một số hình ảnh tại vòng bán kết Cuộc thi dự án Khởi nghiệp Xanh ở Hà Nội
T. Quỳnh