(Vietnamtimes) – Người Bạc Liêu có phong cách phóng khoáng và hiếu khách. Nơi đây gắn liền với giai thoại công tử Bạc Liêu ăn chơi khét tiếng và tên tuổi của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu – người khai sinh ra bản Dạ cổ hoài lang, đặt nền móng cho sự phát triển của vọng cổ Nam bộ.
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc vùng duyên hải đồng bằng sông Cửu Long. Địa phương này có ba dân tộc Việt – Hoa – Khơme cùng sinh sống từ ngày khai sơ mở cõi, tạo nên nền văn hóa đa sắc tộc.
Nơi đây phát triển các ngành nghề chủ yếu như nông nghiệp, đánh bắt thủy sản và nghề làm muối. Không những vậy, Bạc Liêu cũng là tỉnh đầu tiên có công trình điện gió trên biển lớn nhất Đông Nam Á, tạo nên sự phát triển kinh tế vượt trội cũng như góp phần bảo vệ môi trường sống.
Bên cạnh những vẻ đẹp trời phú của thiên nhiên, những nét văn hóa riêng độc đáo, những người yêu Bạc Liêu còn tìm thấy ở đây vẻ đẹp rất riêng từ những sinh hoạt đời thường, từ những lao động làng nghề, công việc đồng áng của vùng đất này.
Các ngư dân đang thu hoạch muối trắng ở xã Vĩnh Hậu, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu
Những bông súng đang được thu hoạch để mang ra chợ bán
Người phụ nữ đang thu hoạch “chiến lợi phẩm” của mình sau những giờ giăng lưới trên biển
Đan đác giỏ tre truyền thống ở huyện Phước Long
Cói là nguyên liệu được dùng để sản xuất chiếu
Đánh bắt cá trên cánh đồng năng
Ủ tương – nghề làm truyền thống của người Hoa tại Bạc Liêu
Sau những chuyến ra khơi, ngư dân ở đây sẽ vá lại những tay lưới bị hư hỏng
Một buổi sáng làm việc của các ngư dân trên cánh đồng muối
Ngư dân đánh bắt trên bãi biển gần bờ, dụng cụ này được gọi là te (xiệc)