Samsung kỳ vọng doanh thu cao từ hoạt động kinh doanh chip tiên tiến: CEO của Samsung, ông Kye-Hyun Kyung, dự kiến sẽ đạt doanh thu 100 triệu USD hoặc hơn từ lô sản phẩm đóng gói chip tiên tiến tiếp theo trong năm nay. Điều này đặt ra những kỳ vọng lớn đối với sự phát triển và tăng trưởng của Samsung trong ngành công nghiệp chip.
Samsung đã thực hiện các động thái quan trọng trong việc tập trung vào hoạt động kinh doanh chip, bao gồm việc thành lập đơn vị kinh doanh bao bì chip tiên tiến vào năm ngoái. Ông Kyung tỏ ra rất lạc quan và tin tưởng vào việc đầu tư của Samsung sẽ mang lại kết quả tích cực, đặc biệt là từ nửa cuối năm nay.
Với những thông tin tích cực này, cổ phiếu của Samsung Electronics đã tăng mạnh và đang tiến gần đến mức tăng cao nhất trong một ngày kể từ đầu tháng 9, thể hiện sự tin tưởng của thị trường vào tiềm năng và hiệu suất kinh doanh của tập đoàn này.
Google bị phạt 250 triệu euro vì vi phạm bản quyền tin tức ở Pháp: Ngày 20/3, cơ quan quản lý Pháp thông báo phạt Google 250 triệu euro (272 triệu USD) vì vi phạm các cam kết chi trả cho các công ty truyền thông khi sử dụng lại nội dung của các công ty này trên mạng trực tuyến cũng như sử dụng tư liệu để đào tạo công cụ hội thoại trí tuệ nhân tạo (AI) mà không thông báo.
Cơ quan quản lý cho biết trong quá trình dàn xếp vụ việc, Google đã đồng ý không “kiến nghị” về những kết luận nêu trên và đã đưa ra một loạt giải pháp để khắc phục những thiếu sót đã được nhà chức trách chỉ ra.
Về phần mình, Google cho rằng khoản phạt trên không phù hợp và không tính đến một cách thỏa đáng những nỗ lực mà công ty đã thực hiện để hồi đáp và giải quyết những quan ngại được nêu ra trước đó, trong bối cảnh rất khó lường trước những rắc rối phát sinh.
Meta, Microsoft và X tham gia cuộc phản đối chống lại Apple: Epic Games, nhà sản xuất trò chơi điện tử nổi tiếng, đã khởi đầu cuộc phản đối này bằng việc kiện Apple vào năm 2020, cáo buộc họ vi phạm luật chống độc quyền bằng cách tính phí hoa hồng cao và hạn chế lựa chọn thanh toán. Tuy nhiên, quá trình pháp lý này đã mở ra những cuộc đối đầu và tranh cãi phức tạp.
Một phần của cuộc tranh luận này liên quan đến việc Apple từ chối tuân thủ lệnh của tòa án về quản lý thanh toán trong App Store. Các công ty công nghệ đã tố cáo rằng Apple đã vi phạm rõ ràng các quy định và tạo ra rào cản đối với sự cạnh tranh và quyền lợi của người tiêu dùng và nhà phát triển.
Cuộc chiến này không chỉ là về việc thanh toán và lợi ích kinh doanh, mà còn là về sự công bằng và minh bạch trong quản lý nền tảng công nghệ lớn như App Store của Apple. Việc các công ty như Meta, Microsoft, X, và Match tham gia vào cuộc tranh luận này cho thấy tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của vấn đề này đối với toàn bộ ngành công nghiệp công nghệ.
Apple đang “vén bức màn” về những nỗ lực trong mảng Trí tuệ Nhân tạo: Theo CNN, các nhà nghiên cứu của Apple cho biết đã phát triển một nhóm mô hình đa phương thức được gọi là MM1. Nhóm mô hình này đề cập đến một hệ thống AI có thể diễn giải và tạo ra các loại dữ liệu khác nhau, chẳng hạn như văn bản và hình ảnh cùng lúc.
Hệ thống như vậy có thể mang lại lợi ích trong tương lai cho các sản phẩm của Apple, bao gồm iPhone, Mac và trợ lý giọng nói Siri. Apple dự kiến sẽ tiết lộ một số tính năng AI mới tại hội nghị nhà phát triển của hãng vào tháng Sáu.
Tuy nhiên, Apple được cho là đã đạt một thỏa thuận với Google. Điều này cho thấy có lẽ những nỗ lực về AI của chính Apple vẫn chưa đạt được “điểm đến” họ mong muốn.
Chính phủ Mỹ kiện Apple độc quyền thị trường điện thoại thông minh: Ngày 21/3, Bộ Tư pháp Mỹ cùng chính quyền 15 bang đã đệ đơn kiện Apple với cáo buộc hãng này độc quyền thị trường điện thoại thông minh, gây thiệt hại cho các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn và đẩy giá cả lên cao.
Theo đó, Chính phủ Mỹ đưa ra các bằng chứng cụ thể về việc Apple hạn chế cạnh tranh trong thị trường điện thoại thông minh. Đơn kiện yêu cầu tòa án chặn đứng việc Apple lợi dụng quyền kiểm soát phân phối ứng dụng, hợp đồng và giao diện phần mềm độc quyền để làm suy yếu các đối thủ cạnh tranh. Bộ Tư pháp cũng yêu cầu tòa án ra lệnh triển khai mọi biện pháp cần thiết “để khôi phục lại các điều kiện cạnh tranh trong thị trường bị ảnh hưởng vì hành vi trái pháp luật của Apple”.
Trong tuyên bố cùng ngày, Apple đã bác bỏ các cáo buộc của chính phủ. Tuyên bố nêu rõ vụ kiện đe dọa các nguyên tắc đặt các sản phẩm của Apple lên hàng đầu trong các thị trường cạnh tranh khốc liệt. Apple cho rằng nếu thành công, vụ kiện cản trở khả năng của hãng trong việc tạo ra loại công nghệ giao thoa giữa phần cứng, phần mềm và dịch vụ mà mọi người mong đợi từ Apple.
Hơn 70% người tiêu dùng Gen Z thích mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử: Trong một khảo sát do bộ phận Hồ sơ của Kantar thực hiện với hơn 2.400 người trả lời, cho thấy 73% người tiêu dùng cá nhân thuộc Gen Z thích mua sắm hàng hoá trên nền tảng thương mại điện tử ngay cả sau khi khám phá các kênh nghiên cứu thay thế.
Ngoài ra, 56% những người ban đầu tham gia nghiên cứu sản phẩm, hàng hoá trên nền tảng thương mại xã hội thích chuyển sang nền tảng thương mại điện tử để hoàn tất giao dịch. Động thái này được thúc đẩy bởi các yếu tố chính, bao gồm sự đa dạng của sản phẩm (79%), chất lượng (77%) và phương thức thanh toán thuận tiện (59%) trên các nền tảng thương mại điện tử.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy cứ 3 người mua sắm thuộc Gen Z thì có một người dành ít nhất năm ngày để nghiên cứu giao dịch mua hàng của mình vì họ ưu tiên quy trình hoàn trả liền mạch và giao hàng vào ngày hôm sau.
Apple, Meta và Google sắp đối mặt với điều tra theo đạo luật mới của EU: Cơ quan chức năng châu Âu có kế hoạch điều tra Apple, Meta Platforms và Google của Alphabet để xác định việc có hay không việc các công ty này vi phạm quy định trong Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) của Liên minh châu Âu (EU). Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến sẽ công bố thông tin về các cuộc điều tra trong những ngày tới và công bố kết quả điều tra trước khi nhiệm kỳ của Ủy viên cạnh tranh chống độc quyền Margrethe Vestager kết thúc vào tháng 11.
Vi phạm quy định DMA có thể khiến các công ty này phải trả tới 10% doanh thu hằng năm toàn cầu. Theo DMA, EU yêu cầu các công ty công nghệ phải cung cấp cho người dùng và các đối thủ cạnh tranh nhiều lựa chọn hơn để đảm bảo sân chơi bình đẳng.
EC từ chối bình luận trước thông tin trên. Trong khi đó, Apple, Meta và Google không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến sẽ đưa ra các chỉ dẫn mới về vấn đề này, có thể vào ngày 26/3, trước khi các cuộc bầu cử ở khối này diễn ra vào tháng Sáu tới.
Các quy định này được đưa ra theo Đạo luật dịch vụ số (DSA). Đạo luật này yêu cầu các công ty công nghệ lớn phải áp dụng nhiều biện pháp hơn nữa để ngăn chặn các nội dung độc hại và bất hợp pháp, cũng như những tài liệu trực tuyến giả mạo.
Lỗ hổng trong chip Apple cho phép tin tặc lấy khóa mã hóa: Các nhà nghiên cứu gọi kiểu tấn công này là GoFetch, liên quan đến Trình tìm nạp trước bộ nhớ dữ liệu (DMP) của chip xử lý, được dùng để dự đoán dữ liệu nào máy tính sẽ cần sử dụng tiếp theo và truy xuất trước dữ liệu đó. DMP giúp quá trình xử lý nhanh hơn nhưng cũng có thể tiết lộ thông tin hoạt động của máy tính.
Nghiên cứu cho thấy DMP, nhất là DMP trong dòng chip M của Apple, có thể làm rò rỉ thông tin kể cả khi chương trình được thiết kế để không tiết lộ bất kỳ dữ liệu nào trong cách truy cập bộ nhớ. Thử nghiệm của các nhà nghiên cứu cho thấy họ có thể truy cập thông tin nhạy cảm như khóa RSA 2048 bit chỉ chưa đầy một giờ.
Theo các nhà nghiên cứu, lỗ hổng trong chip M không thể vá, chỉ có thể giảm bớt bằng cách tăng cường bảo mật trong phần mềm mã hóa của bên thứ ba. Tuy nhiên, điều này có thể làm giảm hiệu suất chip khi thực hiện mã hóa, đặc biệt là trên chip M1 và M2.
Huawei muốn xây trung tâm đổi mới sáng tạo 5G ở Việt Nam: Chiều 22/3, tại Hà Nội Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam sẽ thương mại hóa 5G trên quy mô toàn quốc trong năm nay. Dù chậm, Việt Nam có lợi thế của người đi sau, khi có thể học hỏi kinh nghiệm cũng như giá thiết bị đã rẻ hơn so với cách đây 4 năm.
Bộ trưởng cũng đề nghị Huawei chia sẻ kinh nghiệm về tạo nguồn doanh thu, về mô hình kinh doanh mới, về những trường hợp đã sử dụng 5G tại các quốc gia trên thế giới mà Huawei đang hoạt động.
Ông Lâm Bách Phong cho biết công ty có thể hỗ trợ Việt Nam thương mại hóa 5G thông qua các hội thảo, workshop chia sẻ kinh nghiệm cũng như kết nối với nhà mạng trên thế giới. Bên cạnh đó, ông đề xuất xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo 5G để giới thiệu tiêu chuẩn kiểm thử 5G và phòng lab, hỗ trợ đào tạo nhân lực số. Mục tiêu của trung tâm là ươm tạo hệ sinh thái 5G và thu hẹp khoảng cách số.
Thêm một nước cấm Telegram: Tây Ban Nha trở thành quốc gia tiếp theo chặn Telegram, liên quan đến việc nền tảng này có các nội dung vi phạm bản quyền. Lệnh cấm do Tòa án tối cao Tây Ban Nha đưa ra và sẽ có hiệu lực từ ngày 25/3.
Phán quyết được đưa ra sau khi bốn tập đoàn truyền thông lớn gồm Atresmedia, Egeda, Mediaset và Telefonica cáo buộc Telegram trở thành nơi phổ biến trái phép nội dung được bảo vệ bản quyền của họ.
Theo EuroNews, thẩm phán đã yêu cầu Telegram gửi một số thông tin để phục điều tra, nhưng công ty sở hữu nền tảng không đáp ứng, dẫn đến lệnh cấm trên. Trang này cũng cho biết đây có thể là lệnh cấm tạm thời, và việc chặn truy cập sẽ được thực hiện bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet.
Apple và Google có thể phải chia tách thành các công ty nhỏ hơn: Các “đại gia” công nghệ đang đối mặt với thách thức lớn khi các cơ quan quản lý chống độc quyền ở cả Mỹ và châu Âu tiến hành điều tra và xử phạt các hành vi bị cáo buộc chống cạnh tranh. Apple và Google có thể phải chia tách thành các công ty nhỏ hơn.
Luật sư Damien Geradin tại công ty luật Geradin Partners cho biết, hệ thống mang tính tích hợp cao của Apple cũng khiến việc chia tách khó khăn hơn so với Google. Apple chắc chắn không thể thoái vốn khỏi cửa hàng ứng dụng trực tuyến App Store của họ, ông cho rằng sẽ tốt hơn nếu áp đặt các biện pháp buộc Apple phải thực hiện một số điều nhất định. Với trường hợp của Google, lệnh chia tách có thể chỉ nhắm vào các thương vụ mua lại với mục đích củng cố các dịch vụ chính của họ.
Có nhiều khả năng họ Bộ Tư pháp Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp khắc phục như yêu cầu Apple mở chức năng phần cứng, hoặc đảm bảo các nhà phát triển không bị phân biệt đối xử về mặt giá cả. Theo đánh giá của ông, khi đề cập đến một lệnh chia tách, Bộ Tư pháp Mỹ muốn nói rằng mọi biện pháp đều được cân nhắc. Nhưng điều đó không nhất thiết đồng nghĩa họ sẽ chọn con đường này.
Trung Quốc hạn chế máy tính dùng chip Intel, AMD trong chính phủ: Theo Financial Times, văn bản hướng dẫn mua sắm dành cho các văn phòng thuộc cấp thị trấn trở lên. Bên cạnh máy tính chạy chip Intel và AMD, văn bản cũng yêu cầu loại bỏ dần hệ điều hành Windows của Microsoft, cũng như “phần mềm và cơ sở dữ liệu do nước ngoài sản xuất” để thay thế bằng các lựa chọn trong nước.
Theo Reuters, cuối tháng 12 năm ngoái, Bộ công nghiệp Trung Quốc cũng đã ra ba danh sách riêng về CPU, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu tập trung, yêu cầu các văn phòng thuộc chính phủ cần lựa chọn sản phẩm công nghệ “an toàn và đáng tin cậy”. Việc thay thế sẽ diễn ra trong ba năm. Tất cả trong danh mục đều do nội địa sản xuất.
Riêng với bộ xử lý, Trung Quốc phê duyệt 18 sản phẩm, đa số từ Huawei và Phytium. Trong khi đó, hệ điều hành được đề xuất chủ yếu là các bản được phát triển dựa trên nhân Linux mã nguồn mở. Theo giới chuyên gia, động thái của Trung Quốc sẽ khiến Intel, AMD và Microsoft giảm doanh số nghiêm trọng, bởi đây là thị trường quan trọng của các công ty này.
Đại diện Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết bên cạnh các hình thức lừa đảo xuất hiện trên không gian mạng Việt Nam, gần đây đã đã xuất hiện chiến dịch lừa đảo quốc tế có khả năng ảnh hưởng tới người dùng Việt.
Trước thông tin về chiến dịch lừa đảo trên, Cục An toàn Thông tin đề nghị người dân cẩn trọng trước các tệp được gửi từ nguồn không tin cậy hoặc nội dung email đáng ngờ; Kiểm tra kỹ địa chỉ người gửi email và nội dung email; Không tùy tiện bấm vào tệp đính kèm, đường dẫn có trong email khi thấy nghi ngờ. Người dùng cũng nên sử dụng phần mềm diệt virus quét các tệp đính kèm email; Thường xuyên thay đổi mật khẩu email; Cài đặt bảo mật 2 lớp cho email.
Nhà mạng Mỹ gặp khó khi loại bỏ điện thoại cố định: Nhiều người ở nông thôn Mỹ vẫn phụ thuộc vào điện thoại cố định trong trường hợp khẩn, dù nhà mạng muốn loại bỏ chúng. Theo Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia Mỹ, hiện có một phần tư người trưởng thành vẫn dùng điện thoại cố định, khoảng 5% nói họ chủ yếu phụ thuộc vào phương tiện liên lạc này, hầu hết từ 65 tuổi trở lên.
Một số nhà mạng khác của Mỹ cho biết họ vẫn giữ mạng lưới điện thoại cố định, chấp nhận các đăng ký mới. Tuy nhiên, họ khuyến khích chuyển sang mạng di động, đồng thời lắp đặt nhiều trạm phát sóng hơn, tìm cách duy trì nguồn điện kể cả khi toàn bộ khu vực đó mất điện.
Thời gian qua, chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng cam kết chi hàng tỷ USD để mở rộng dịch vụ băng thông rộng ở Mỹ. Dù vậy, kể cả khi các hệ thống được nâng cấp, một số người cho biết điện thoại cố định vẫn là phương tiện liên lạc ổn định và đáng tin cậy.
Intel, Google, Qualcomm tìm cách vượt Nvidia bằng nền tảng mới: Qualcomm, Google và Intel đang thành lập liên minh nhằm hướng các nhà phát triển sang sử dụng phần mềm AI mới, thay cho nền tảng Cuda của Nvidia. Nvidia hiện chiếm phần lớn thị phần GPU dành cho trung tâm dữ liệu và huấn luyện mô hình trí tuệ nhân tạo.
Bắt đầu với công nghệ OneAPI do Intel phát triển, tổ chức UXL Foundation đang có kế hoạch xây dựng bộ phần mềm và công cụ có thể kiểm soát và vận hành nhiều loại chip tăng tốc AI. UXL Foundation ra mắt âm thầm vào tháng 9/2023 và Google là một trong các thành viên sáng lập. Các thành viên khác có Qualcomm, Amazon, Microsoft.
Một số chuyên gia cho rằng nỗ lực của UXL Foundation trong việc phá vỡ thế độc quyền của Nvidia là điều đáng được thúc đẩy. Tuy nhiên, vấn đề không hề dễ dàng khi trên lý thuyết, Cuda là phần mềm đào tạo AI hấp dẫn, có đầy đủ tính năng và liên tục nâng cấp nhờ sự đóng góp của Nvidia và cộng đồng nhà phát triển.
AI phát hiện sự khác biệt đáng kể giữa bộ não của nam và nữ: Theo nghiên cứu, giới tính là yếu tố quan trọng trong sự phát triển trí não, lão hóa cũng như sự khởi phát và tiến triển của các bệnh rối loạn tâm thần và thần kinh. Ví dụ, phụ nữ có nhiều khả năng bị trầm cảm, lo âu và rối loạn ăn uống hơn, trong khi các tình trạng như tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý và tâm thần phân liệt lại phổ biến hơn ở nam giới.
Nghiên cứu này sử dụng các mạng lưới thần kinh sâu 4 chiều (stDNN) để phân biệt sự khác biệt giữa hai giới thông qua phân tích hàng loạt dữ liệu chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI). Mô hình mang tính đột phá này có độ chính xác cao từ 90,21% – 91,17%, cho ra những kết quả nhất quán qua những lần đánh giá, qua đó phản ánh sự khác biệt đáng tin cậy về giới tính trong chức năng não. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã mở rộng phân tích sang các chức năng nhận thức, cho thấy sự khác biệt giữa hai giới có thể tạo nên các mô hình hành vi và nhận thức độc đáo riêng.
Những phát hiện về mối liên hệ giữa tổ chức não bộ và nhận thức đã mở ra con đường mới cho nghiên cứu cụ thể về giới tính trong khoa học thần kinh và lĩnh vực lâm sàng, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của giới tính trong nghiên cứu về sức khỏe và rối loạn não bộ.
Hé lộ thời điểm Apple tổ chức Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu 2024: Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu (WWDC) của Apple năm 2024 được dự kiến diễn ra từ ngày 10.6 đến 14.6, với sự kiện chính vào ngày 10.6 tại Apple Park, California (Mỹ). Trong sự kiện này, các nhà phát triển sẽ được thông báo về các bản cập nhật mới trên nền tảng phần mềm của Apple, cũng như có thể chứng kiến những thông tin về phần cứng và công nghệ mới của hãng, Engadget đưa tin.
WWDC 2024 sẽ được phát trực tuyến và miễn phí cho các nhà phát triển tham dự, cùng với việc mời 50 người chiến thắng trong Thử thách sinh viên Swift hàng năm tham dự trực tiếp.
Dựa trên các thông tin và tin đồn, có thể Apple sẽ giới thiệu một loạt các bản cập nhật mới cho các hệ điều hành của mình, bao gồm iOS 18, iPadOS 18, tvOS 18, macOS 15 và watchOS 11. Ngoài ra, có thể sẽ có thông tin về hệ điều hành mới cho kính Apple Vision Pro, VisionOS 2.
Đài Loan tìm kiếm tài năng chip Việt: Theo Nikkei Asia, tỷ lệ sinh giảm đang đe dọa đến nguồn nhân tài công nghệ cao của Đài Loan. Trong bối cảnh đó, nơi đây đã chuyển hướng sang tìm kiếm sinh viên trẻ ở khu vực Đông Nam Á.
Tháng 7/2023, MUST mở văn phòng tại TP HCM để tuyển sinh viên Việt. Nikkei Asia đánh giá những chương trình tuyển dụng như trên phản ánh rõ rệt nỗi lo của Đài Loan về tình trạng thiết hụt nhân tài trong các công ty công nghệ. Nhu cầu tuyển dụng sinh viên ngành bán dẫn cũng khiến cơ quan chức năng, doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục ở Đài Loan đối mặt nhiều áp lực, buộc đưa ra chiến lược dài hạn để tiếp cận nguồn lao động tương lai.
Trong khi đó tại Việt Nam, chính phủ cũng liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo nhân lực ngành bán dẫn. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng chủ trương hướng tới nghiên cứu công nghệ mới như chip, bán dẫn hay thành lập khu trung tâm thiết kế vi mạch là hướng đi đúng.