TikTok sẽ gắn nhãn các nội dung được tạo bằng trí tuệ nhân tạo: Ngày 9/5, ứng dụng TikTok cho biết sẽ sử dụng một loại công nghệ giúp gắn nhãn cho hình ảnh và video được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo (AI) và được đăng tải lên dịch vụ chia sẻ.
Cụ thể, TikTok sẽ áp dụng tính năng “Thông tin xác thực nội dung” (Content Credentials), một hình mờ kỹ thuật số được chèn vào nội dung hình ảnh hoặc video, xác thực cách thức những thông tin hình ảnh và video được sáng tạo và chỉnh sửa bằng AI hay không.
Để phát huy hiệu quả thực sự, cả công ty tạo ra công cụ AI tạo sinh và sử dụng công cụ AI này để tạo nội dung và nền tảng được sử dụng để phát những nội dung AI này đều phải nhất trí sử dụng tính năng “Thông tin xác thực nội dung.” Bước đi mới sẽ áp dụng dán nhãn cho nội dung không do TikTok tạo ra song có thể được tải lên ứng dụng này.
Khi hãng bột ngọt Ajinomoto trở thành ngôi sao mới ngành chip
OpenAI sắp ra mắt công cụ tìm kiếm AI, cạnh tranh trực tiếp với Google: Theo các nguồn tin Bloomberg và the Information, OpenAI đang phát triển công cụ tìm kiếm tiềm năng cạnh tranh trực tiếp với Google và công ty khởi nghiệp (starup) tìm kiếm AI Perplexity.
Các nguồn tin trên cho rằng thông tin cụ thể khả năng sẽ được đưa ra một ngày trước khi Hội nghị nhà phát triển thường niên Google I/O 2024 diễn ra, nơi Google dự kiến ra mắt một loạt sản phẩm liên quan đến AI.
Theo Bloomberg, sản phẩm tìm kiếm của OpenAI là phần mở rộng của công cụ đình đám ChatGPT để truy cập thông tin trực tiếp từ trang web và trích dẫn nguồn. Công ty OpenAI đang chịu sức ép để mở rộng mạng lưới người dùng. Theo trang web của OpenAI, công ty đã tạm dừng các plugin của ChatGPT – nỗ lực đưa thông tin cập nhật và thực tế cho ChatGPT, từ tháng 4 vừa qua. Công ty OpenAI tích hợp ChatGPT với công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft.
Hàn Quốc sẽ vượt Đài Loan về sản xuất chip vào năm 2032: Một báo cáo của Mỹ ngày 9/5 cho thấy Hàn Quốc được dự đoán sẽ chiếm gần 20% sản lượng bán dẫn toàn cầu vào năm 2032 và đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay.
Theo báo cáo của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn, hợp tác với Tập đoàn Tư vấn Boston, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á được dự đoán sẽ chiếm 19% sản lượng chip toàn cầu trong tám năm tới. Hàn Quốc đã đầu tư phát triển ngành bán dẫn ngay từ giai đoạn đầu, giúp hai hãng sản xuất chip Samsung Electronics và SK hynix phát triển thành những cường quốc bán dẫn toàn cầu với sản lượng của mỗi hãng chiếm hơn một nửa thị trường bộ nhớ flash NAND và DRAM toàn cầu.
Như vậy, Hàn Quốc được kỳ vọng sẽ vượt qua Đài Loan (Trung Quốc), vốn đang giữ vị trí thứ hai. Trong khi đó, Đài Loan và Mỹ dự kiến sẽ chiếm lần lượt 17% và 14% vào năm 2032.
AI đã tìm ra cách đánh lừa con người?: Nhiều hệ thống AI đã học được cách khiến người dùng tin vào một thông tin sai, điều này đặt ra nhiều rủi ro, từ gian lận đến thao túng bầu cử.
Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp con người tăng năng suất làm việc bằng cách viết code, sáng tác văn bản và tổng hợp khối lượng dữ liệu khổng lồ… Tuy nhiên giờ đây, nó cũng có thể đánh lừa chúng ta. Theo một nghiên cứu mới của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), nhiều hệ thống AI đã học được các kỹ thuật để “cố tình khiến người dùng tin vào điều sai sự thật nhằm đạt được mục đích khác”.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, một khi AI học được những mánh khóe lừa dối, các kỹ thuật khác được thêm vào sau đó cũng khó mà ngăn chặn được.
Huawei không còn cần chip xử lý của Qualcomm: Giám đốc tài chính Qualcomm Akash Palkhiwala ngày 11/5 cho biết “sẽ không còn doanh thu từ việc bán chip cho Huawei” do công ty Trung Quốc “không còn cần chip” từ họ nữa. Hiện các đơn hàng Huawei đặt của Qualcomm chủ yếu là chip 4G, do sản phẩm 5G đã bị cấm từ lâu.
Mối quan hệ giữa Huawei và Qualcomm được đánh dấu bằng cả sự hợp tác và cạnh tranh những năm qua. Tuy nhiên, cả hai chỉ chuyển sang giai đoạn cạnh tranh sau những năm 2010, khi công ty Trung Quốc bắt đầu sản xuất bộ vi xử lý và modem của riêng mình, cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm của hãng chip Mỹ.
Những năm gần đây, các thiết bị Huawei đã ít dùng phần cứng và phần mềm của Mỹ. Hầu hết sản phẩm mới do công ty tung ra đều sử dụng bộ xử lý nội địa và không có bất kỳ dịch vụ nào của Google trong phần mềm của họ.
Microsoft mở khóa các bản cập nhật cho thị trường Nga: Hiện tại, người dùng Nga có thể cập nhật lên bản Windows 11 (23H2) mới nhất. Thêm vào đó, Microsoft cũng không cấm khách hàng Nga mua, kích hoạt các sản phẩm đám mây mới qua nhập khẩu song song.
Thêm vào đó, Microsoft cũng không cấm khách hàng Nga mua và kích hoạt các sản phẩm đám mây mới qua con đường nhập khẩu song song, bất chấp tuyên bố hạn chế từ hồi tháng Ba. Giới chuyên gia giải thích, Microsoft xem xét lại việc cấm truy cập sản phẩm đám mây để giảm thiểu tình trạng ngừng hoạt động. Một lý do khác là những tổn thất về uy tín trên thị trường thế giới có thể lên đến hàng nghìn tỷ USD, tương đương 70-80% lợi nhuận của tập đoàn.
Hiện khu vực nhà nước của Nga đang chuyển sang sử dụng phần mềm trong nước, ví dụ như Astra Linux, do đó dù Microsoft đang cố gắng giữ thị trường Nga thì thị phần của họ ở phân khúc khách hàng lớn đang giảm dầm.
Các “đại gia” công nghệ Mỹ mạnh tay chi tiền cho Pháp: Ngày 12/5, Văn phòng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Amazon sẽ đầu tư hơn 1,2 tỷ euro và giúp tạo ra hơn 3.000 việc làm tại Pháp.
Tập đoàn công nghệ Microsoft tuyên bố chi 4 tỷ euro (4,3 tỷ USD) để phát triển các trung tâm dữ liệu tại Pháp, trong khi “gã khổng lồ” thương mại điện tử Amazon cũng cam kết đầu tư 1,2 tỷ euro (gần 1,3 tỷ USD) cho cơ sở hạ tầng công nghệ của quốc gia này.
Động thái trên nhằm củng cố cơ sở hạ tầng điện toán đám mây và Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) tại Pháp. Đây là khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay. Theo ông Smith, cam kết lâu dài của Chính phủ Pháp đối với thị trường năng lượng không phát thải carbon và vị thế quan trọng của nước này tại châu Âu là cơ sở để Microsoft đưa ra quyết định đầu tư.
Sẽ cung cấp miễn phí phần mềm chống lừa đảo cho người dân vào tháng Bảy: Trong khuôn khổ Hội thảo Phòng chống lừa đảo trên không gian mạng do Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia tổ chức sáng 13/5, Ban Nghiên cứu, Tư vấn, Phát triển công nghệ và Hợp tác quốc tế của Hiệp hội này đã chính thức giới thiệu Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân.
Đây là ứng dụng cho điện thoại thông minh (smartphone), được cung cấp hoàn toàn miễn phí. Phần mềm được kỳ vọng sẽ trở thành công cụ hữu hiệu phát hiện các dấu hiệu lừa đảo trên mạng, đồng thời góp phần nâng cao kỹ năng an toàn cho người dùng. Đây là dự án mang tính cộng đồng, phi lợi nhuận, không sử dụng ngân sách Nhà nước, kinh phí được huy động từ nguồn tài trợ xã hội.
Dự kiến, Phần mềm chống lừa đảo sẽ mở thử nghiệm diện hẹp (phiên bản Beta) trong tháng 6 và chính thức ra mắt vào tháng 7/2024. Người dùng có thể theo dõi, cập nhất các thông tin mới nhất về Phần mềm phòng chống lừa đảo trên website chính thức của Hiệp hội an ninh mạng quốc gia tại địa chỉ https://nca.org.vn./
Hàn Quốc đề xuất gói hỗ trợ hơn 7 tỉ USD cho ngành sản xuất chip: Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc, ông Choi Sang-mok cho biết nước này đang chuẩn bị gói hỗ trợ đầu tư và nghiên cứu chip trị giá 10 nghìn tỉ won (khoảng 7,3 tỉ USD).
Mục tiêu của gói hỗ trợ này nhằm giành ngôi vị dẫn đầu trong “cuộc chiến” ngành bán dẫn thế giới đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Chính phủ Hàn Quốc sẽ sớm công bố thông tin chi tiết về gói hỗ trợ này bao gồm vật liệu chip, nhà sản xuất thiết bị và các công ty sản xuất linh kiện trong chuỗi cung ứng ngành bán dẫn.
Hàn Quốc cũng đang xây dựng một khu vực dành riêng cho ngành bán dẫn ở Yongin, phía nam thủ đô Seoul, nơi được coi là khu phức hợp công nghệ cao lớn nhất thế giới. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố nước này sẽ dồn mọi nguồn lực để giành chiến thắng trong “cuộc chiến” sản xuất chip.
Vùng đất tỉ USD tiếp theo của Apple, Microsoft: Đông Nam Á – vùng đất từng được coi là “lạc hậu” – đang trở thành đích đến mới của các ông lớn công nghệ Apple, Microsoft và Nvidia.
Đông Nam Á đang trong thời vàng son khi Trung Quốc ngày càng cứng rắn với các công ty Mỹ và Ấn Độ. Các ông lớn công nghệ dường như đang nhắm vào các quốc gia ổn định về chính trị, có nguồn nhân lực trẻ và thu nhập gia tăng nhanh. Đông Nam Á cũng đang trở thành một thị trường nổi bật đối với các thiết bị công nghệ và dịch vụ trực tuyến. Theo ước tính của chính phủ Singapore, với sức mua ngày càng tăng, khoảng 65% dân số Đông Nam Á sẽ thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2030. Google, Temasek Holdings và Bain & Co. nhận định, điều đó sẽ giúp thị trường dịch vụ dựa trên Internet của khu vực tăng lên gấp đôi – lên đến 600 tỉ USD.
Sự hấp dẫn của Đông Nam Á trở nên rõ ràng hơn khi so sánh với đà chững lại của Thung lũng Silicon. Đến năm 2028, Đông Nam Á được dự đoán sẽ trở thành nguồn doanh thu trung tâm dữ liệu lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ.
Anh thử nghiệm công nghệ dẫn đường lượng tử cho các chuyến bay: Ngày 13/5, Bộ Khoa học, Đổi mới và Công nghệ Anh cho biết nước này đã tiến hành các chuyến bay thử nghiệm công nghệ dựa trên lượng tử, với hy vọng sẽ cho phép dẫn đường độc lập với các hệ thống vệ tinh truyền thống sử dụng GPS.
Các cuộc thử nghiệm do công ty công nghệ lượng tử Infleqtion, tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng BAE Systems và công ty công nghệ quốc phòng QinetiQ thử nghiệm vào ngày 9/5. Việc lần đầu tiên công nghệ này được thử nghiệm trong các chuyến bay tại Anh là bằng chứng nữa cho thấy Anh là một trong những nước dẫn đầu thế giới về lượng tử. Anh đã điều chỉnh công nghệ khi thử nghiệm trong một loạt chuyến bay của máy bay phản lực RJ100, với đồng hồ nguyên tử nhỏ gọn và hệ thống lượng tử dựa trên nguyên tử cực lạnh.
Mặc dù việc gây nhiễu GPS tương đối hiếm và không ảnh hưởng trực tiếp đến đường bay của máy bay, nhưng bộ trên hy vọng các hệ thống lượng tử sẽ cung cấp thêm một lớp bảo mật, đồng thời mang lại lợi thế quân sự.
Trợ lý AI giúp rút ngắn thời gian phát triển phần mềm và tận dụng dữ liệu nội bộ: Ngày 14/5, Amazon Web Services (AWS), thuộc tập đoàn Amazon đã công bố cung cấp rộng rãi Amazon Q, trợ lý trí tuệ nhân tạo (AI) giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian phát triển phần mềm và tận dụng dữ liệu nội bộ.
Amazon Q còn có thể kiểm thử, gỡ lỗi cũng như lập kế hoạch và suy luận nhiều bước có thể để chuyển đổi và triển khai các đoạn mã mới được tạo theo yêu cầu của nhà phát triển, giúp người dùng khai thác dữ liệu kinh doanh để dễ dàng trả lời các câu hỏi như chính sách của công ty, thông tin sản phẩm, kết quả kinh doanh, kho mã nguồn, người dùng và nhiều chủ đề khác nhờ kết nối với kho dữ liệu doanh nghiệp để tóm tắt dữ liệu theo logic, phân tích xu hướng và tham gia đối thoại về dữ liệu.
Cùng ngày, AWS cũng giới thiệu Amazon Q Apps, một tính năng mới cho phép người dùng xây dựng các ứng dụng AI tạo sinh từ dữ liệu riêng của công ty. Người dùng chỉ cần sử dụng ngôn ngữ tự nhiên mô tả loại ứng dụng họ mong muốn, Q Apps sẽ nhanh chóng tạo ra một ứng dụng có thể hoàn thành nhiệm vụ cần thiết, giúp họ dễ dàng nâng cao hiệu quả việc hợp lý hóa và tự động hóa công việc hàng ngày.
Loạt sản phẩm đậm chất AI tại Google I/O 2024: Tại sự kiện Google I/O rạng sáng 15/5 (giờ Hà Nội), Google giới thiệu hàng loạt sản phẩm AI, gồm các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) với hàng chục tỷ tham số, cho đến các mô hình nhỏ hơn có thể chạy cục bộ trên thiết bị cho người dùng cuối.
Gemini có mặt trên hầu hết dịch vụ: Google công bố phiên bản Gemini 1.5 với hàng loạt tính năng mới, gồm khả năng phân tích văn bản, code, video, đoạn ghi âm với thời lượng dài hơn trước. LLM này hiện có nhiều phiên bản, phục vụ đa dạng mục đích…
Project Astra – tương lai như phim Star Trek: Google giới thiệu Astra – một AI đa phương thức mà công ty hy vọng trở thành trợ lý ảo “làm được mọi việc”. Thông qua camera trên smartphone, Astra có thể xem và hiểu những gì nó nhìn thấy, ghi nhớ mọi thứ ở đâu và làm mọi việc cho người dùng….
Gemma 2 với 27 tỷ tham số: Gemma 2 là bản nâng cấp lớn của Gemma trước đó, vốn chỉ có hai phiên bản với 2 tỷ tham số và 7 tỷ tham số. Mô hình này đã được tối ưu để chạy trên GPU thế hệ tiếp theo của Nvidia, máy chủ Google Cloud TPU và dịch vụ Vertex AI…
Các nhà sáng tạo TikTok tiếp tục đệ đơn kiện ngăn chặn lệnh cấm của Mỹ: Ngày 14/5, một nhóm người sáng tạo nền tảng TikTok cho biết họ đã đệ đơn kiện lên tòa án phúc thẩm liên bang ở thủ đô Washington nhằm tìm cách ngăn chặn lệnh cấm của Chính phủ Mỹ.
Trong đơn kiện, những người sáng tạo lập luận rằng TikTok đóng vai trò như nền tảng thiết yếu để họ xây dựng một cộng đồng chung mà không phân có sự biệt về mặt địa lý, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội hay quan điểm chính trị. Theo bên nguyên đơn, đạo luật mới của Mỹ sẽ hạn chế một cách bất công khả năng sử dụng TikTok như một phương tiện để thể hiện sáng tạo và tương tác xã hội của họ.
Đến nay, Cả TikTok và ByteDance đều đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc nêu trên và khẳng định không có kế hoạch bán ứng dụng này.
Google giới thiệu trợ lý Project Astra: Theo phóng viên TTXVN tại Washington, tại hội nghị thường niên dành cho các nhà phát triển ngày 14/5, công ty Google đã công bố Project Astra – một trợ lý trí tuệ nhân tạo (AI) có thể trả lời các truy vấn của người dùng theo thời gian thực tế trên video, âm thanh và văn bản.
Trợ lý AI “đa phương thức” mới của Google có tên Project Astra, được phiên bản nâng cấp của mô hình Gemini hỗ trợ. Trong video giới thiệu, Project Astra đã phản hồi các lệnh thoại dựa trên phân tích những gì trợ lý này nhìn thấy qua camera điện thoại hoặc khi sử dụng một cặp kính thông minh.
Project Astra nằm trong chuỗi thông báo của Google về tầm nhìn mới: lấy AI làm trung tâm, trong bối cảnh các đối thủ lớn của công ty này là Meta, Microsoft và cả đối tác OpenAI gần đây đã ra mắt nhiều sản phẩm và mô hình AI nâng cấp. Google có kế hoạch đưa các tính năng của Project Astra vào ứng dụng Gemini và trên các sản phẩm của mình trong năm nay.
Khóa đào tạo: “Giới thiệu cơ bản về khí nhà kính và xu hướng lựa chọn bao bì bền vững”