Bản tin hội nhập, ngày 20/5 – 26/5/2021

1/ Cotton, Đường mía trượt giá| Arabia – Robusta vẫn được giá | Cocoa được giới đầu cơ quan tâm
  • New York, ngày 21 tháng 5, giới đầu cơ đã cắt giảm tích trữ hợp đồng tương lai của Bông Cotton và khoảng 10% đầu cơ Đường mía trên sàn ICE; chuyển mối quan tâm sang quả Cocoa (Cacao – Chocolate).
  • London, ngày 21 tháng 5, hạt Cà phê Arabica trượt giá nhẹ sau 4 phiên tăng giá liên tiếp; trong khi đó, Đường mía vẫn tiếp tục mất giá sau 2 tuần rưỡi trượt giá
  • Tuy giá quả Cocoa (Cacao – Chocolate) có chiều hướng tăng cao hậu Covid, vẫn được xem là yếu và cần thêm thời gian để đánh giá.
Nguồn: Reuters
2/ Việt Nam ta đã xuất siêu hơn nửa tỉ đô linh kiện ô tô
Trong bốn tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu linh kiện và phụ tùng sản xuất ô tô với tổng giá trị 1,67 tỉ đô la Mỹ nhưng đồng thời cũng xuất khẩu được 2,2 tỉ đô la. Trong những linh kiện phụ tùng xuất khẩu từ Việt Nam có cả những sản phẩm công nghệ giá trị cao như phụ tùng hộp số, túi khí… Các thị trường nhập khẩu lớn là những nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc …
Tỷ tỷ lệ nội địa hóa xe du lịch tại Việt Nam khoảng 10-15% (Thái Lan và Indo >70%). Do quy mô thị trường Việt Nam còn nhỏ và tỷ lệ nội địa hóa thấp nên chi phí sản xuất xe đang cao hơn xe nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước ASEAN 15-20% (tính cả chi phí vận chuyển).
Linh kiện phụ tùng ô tô xuất khẩu có công nghệ tương đối cao như bộ dây đánh lửa, phụ tùng trong hộp số, túi khí an toàn,… Tuy nhiên, theo giới quan sát, kim ngạch xuất khẩu đối với nhóm mặt hàng này chủ yếu nhờ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đó là những nhà đầu tư Nhật Bản, Đài Loan,… như MTEX, FAPV, Nissei, Nidec Tosok, Furukawa, Okaya, Nagata, Sanyo Seisakusho, Pronics, Cobal Yamada. Các doanh nghiệp này đã sớm đầu tư vào các khu chế xuất tại TPHCM như Tân Thuận, Linh Trung,…

Sau đó, Việt Nam cũng thu hút được các nhà cung cấp phụ tùng ô tô của các nước khác như Đức, Hàn Quốc,… Chẳng hạn nhà máy của Bosch Powertrain Solutions tại Đồng Nai sản xuất dây đai truyền lực biến đổi liên tục (CVT pushbelt) cho ngành ô tô, cung cấp cho các nhà sản xuất ô tô tại châu Á – Thái Bình Dương và Bắc Mỹ…
Trong năm 2020, cả nước chi 4,2 tỉ đô la nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô, trong khi con số xuất khẩu là hơn 5,6 tỉ đô la. Chủ yếu là từ các doanh nghiệp FDI.
Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn
3/ Rượu vang Australia muốn xuất khẩu vào Việt Nam 
Hiện, rượu vang có xuất xứ từ Australia đang phải chịu thuế quan khá cao của Trung Quốc. Trung Quốc đang áp thuế hơn 200% đối với các sản phẩm rượu vang Australia trong thời hạn 5 năm. Vì vậy, những ông chủ trong ngành công nghiệp rượu vang này đang tìm cách đa dạng hoá thị trường. Theo tập đoàn tư vấn đầu tư Dezan Shira & Associate, nền kinh tế đang phục hồi nhanh chóng và khả năng kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam đã khiến nhà quan tâm.
2020, Hiệp hội Công nghiệp rượu vang Nam Australia đã công bố kế hoạch tìm kiếm các đối tác mới trong ASEAN và đa dạng hoá xuất khẩu. Trong đó có thị trường Việt Nam, là những thị trường của các loại rượu vang giá rẻ. Vì vậy, nhờ có các hiệp định thương mại, rượu vang Australia ngày càng rẻ hơn. Mặt khác, các quốc gia ASEAN có nhiều nước phát triển ngành du lịch rất nhanh, khiến lượng bia rượu tiêu thụ tại đây tăng nhanh chóng.
Hiện nay, thị trường rượu vang Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ các khu vực như Pháp, Ý, Chile, Mỹ và Úc. Các loại rượu vang bán chạy nhất là rượu vang đỏ với khoảng 65% dung tích thị trường, tiếp theo là rượu vang trắng với 25% và rượu vang sủi bọt với 10%.
Mặt khác, dân số Việt Nam được dự báo sẽ đạt 101 triệu người vào năm 2025, với dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60% tổng dân số và độ tuổi trung bình là 30. Trong vòng 10 năm, từ 2010 – 2020, mức tiêu thụ đồ uống có cồn của Việt Nam tăng 95%. Việt Nam là thị trường tiêu thụ rượu lớn thứ 3 trong ASEAN. Chỉ 2020, Việt Nam đạt 15,3 triệu lít.
Các nhà sản xuất rượu vang của Australia có thể tận dụng hai hiệp định thương mại tự do là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA).
Theo CPTPP, rượu nho tươi có thuế suất 27% và con số này là 20% theo Hiệp định AANZFTA vào tháng 1/2022. Tuy nhiên, kể từ tháng 1/2026, theo CPTPP, thuế đối với loại rượu này chỉ còn 15%. Và đến năm 2028, con số này là 0%.
Nguồn: Báo Công Thương
4/ Nhà đầu tư EU & Hàn Quốc tin tưởng vào môi trường kinh doanh của Việt Nam
Xu hướng gia tăng đầu tư của Liên minh châu Âu (EU) vào Việt Nam
Ủy ban châu Âu (EC) cho biết Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 16 của Liên minh châu Âu trên thế giới và là đối tác thương mại lớn thứ hai của Liên minh châu Âu trong ASEAN – đối tác thương mại lớn thứ ba của Liên minh châu Âu bên ngoài châu Âu (sau Mỹ và Trung Quốc).
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Liên minh châu Âu sang Việt Nam là sản phẩm công nghệ cao, gồm máy móc, thiết bị điện, máy bay, xe cộ và dược phẩm, trong khi các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Liên minh châu Âu là điện thoại, sản phẩm điện tử, giày dép, dệt may, cà phê, gạo, thủy sản và đồ nội thất.
Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực giúp tăng khả năng cạnh tranh giữa các thị trường Liên minh châu Âu và Việt Nam. EVFTA có nghĩa là thuế quan được miễn giảm và các mối quan hệ thương mại và kinh doanh được làm sâu sắc hơn.
Việc phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVIPA), trong đó Liên minh châu Âu và Việt Nam quyết định tạo thuận lợi về môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp hai bên (bao gồm cả việc tăng cường khuôn khổ pháp lý, đặc biệt là sở hữu trí tuệ), tạo thuận lợi hơn cho các công ty thuộc Liên minh châu Âu đầu tư vào lĩnh vực bị hạn chế trước đây. Ví dụ, sở hữu nước ngoài tối đa trong ngân hàng thương mại đã tăng từ 30% lên 49%.Tuy nhiên, “thủ tục hành chính” là thách thức lớn nhất để tận dụng lợi thế của EVFTA.
Xuất khẩu và đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam đang gia tăng
Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam năm 2019 đạt 8,3 tỷ USD, chiếm 21,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nước này (39 tỷ USD).
Theo Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM), đại diện cho hơn 5.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại miền Trung và Nam Việt Nam, dù dịch bệnh hoành hành, nhưng doanh nghiệp Hàn Quốc dự kiến vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam trong năm 2021. Tuy đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, nhưng Hàn Quốc vẫn duy trì vị trí thứ nhất với tổng số vốn đầu tư tích lũy vào Việt Nam là 70,4 tỉ USD.
Đáng chú ý, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RECP) – một hiệp định thương mại tự do giữa 15 quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương bao gồm Úc, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Myanmar, New Zealand, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam đang được kỳ vọng thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước nói riêng và với các nước thành viên trogn Hiệp định nói chung. Đây là cộng đồng lớn nhất trong lịch sử chiếm khoảng 33% dân số thế giới, 30% GDP toàn cầu, 90% thuế nhập khẩu được xóa bỏ, với các quy tắc chung về thương mại điện tử, quyền thương mại cùng quyền sở hữu trí tuệ được thiết lập và quy tắc thống nhất về xuất xứ hàng hóa dự kiến sẽ thúc đẩy Chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt là, chi phí xuất khẩu của toàn bộ khối RECP dự kiến sẽ giảm đáng kể, từ đó các công ty sẽ xuất khẩu dễ dàng hơn.
Nguồn: ASEAN Việt Nam
5/ Mỹ hoãn lệnh cấm đầu tư vào một số công ty Trung Quốc
Trong thông báo trên trang web chính thức ngày 18/5, Bộ Tài chính Mỹ nêu rõ giới đầu tư nước này sẽ có thời hạn đến 9 giờ 30 sáng 11/6 tới để hoàn tất các giao dịch của họ, thay vì thời hạn đặt ra trước đây là ngày 27/5 tới.
Nội dung sắc lệnh là cấm đầu tư vào một số công ty Trung Quốc mà phía Mỹ cho là có liên hệ với các lực lượng vũ trang và các cơ quan tình báo Trung Quốc. 
Một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ cho biết quyết định gia hạn thêm 2 tuần sẽ cho phép Washington giải quyết các vấn đề nêu trong sắc lệnh của chính quyền cựu Tổng thống Trump được cho là  được soạn thảo và thực hiện “một cách bất cẩn.”
Tính đến nay, ít nhất 8 công ty Trung Quốc bị liệt vào “danh sách đen” của Bộ Quốc phòng Mỹ với cáo buộc có liên quan quân đội Trung Quốc.
Các nhà đầu tư Mỹ buộc phải thoái vốn khỏi các công ty có tên trong danh sách này trước ngày 11/11 năm nay.
Nguồn: Báo VietnamPlus/TTXVN
6/ Cửa nào cho Trung Quốc vào CPTPP
Bloomberg dẫn một số nguồn tin từ quan chức 4 nước thành viên CPTPP cho biết, các quan chức Australia, Malaysia, New Zealand và có thể một số nước khác đã có các cuộc thảo luận về mặt kỹ thuật với người đồng cấp Trung Quốc về chi tiết của hiệp định. Các cuộc tiếp xúc không chính thức này cho thấy Bắc Kinh đang nghiêm túc tham gia CPTPP.
Tuy nhiên có thể thấy con đường gia nhập CPTPP của Trung Quốc sẽ không dễ dàng. Nhiều nước thành viên CPTPP mặc dù đang phụ thuộc nhiều vào thương mại với Trung Quốc, nhưng để trở thành đối tác của Bắc Kinh trong khuôn khổ thỏa thuận đa phương này thì có vẻ họ chưa sẵn sang. Chưa kể một số nước thành viên đang có bất đồng thương mại với Trung Quốc.
Theo Bloomberg, Bắc Kinh còn lâu mới có thể chính thức nộp hồ sơ gia nhập CPTPP, bởi chính phủ các nước thành viên đang cân nhắc nhiều điều kiện. Trong đó bao gồm các quy định liên quan đến lao động, thu mua hàng hóa, doanh nghiệp nhà nước, trợ cấp, thương mại điện tử và chuyển dữ liệu liên biên giới mà Trung Quốc khó có thể đáp ứng.
thời Tổng thống Barack Obama coi như một khối kinh tế quan trọng nhằm cân bằng sức mạnh ngày một gia tăng của Trung Quốc. Ông Barack Obama năm 2016 cũng từng tuyên bố rằng, Mỹ chứ không phải Trung Quốc nên viết lại quy tắc thương mại khu vực. Tuy nhiên, sau đó chính quyền kế nhiệm do ông Donald Trump lãnh đạo đã rút khỏi hiệp định vào năm 2017.
Một trong những trở ngại nữa đó là Nhật Bản, nước có nền kinh tế quy mô lớn nhất trong nhóm các nước thuộc CPTPP và là chủ tịch của hiệp định năm nay, có vẻ không mấy hào hứng với việc Trung Quốc gia nhập hiệp định.
Trong những năm gần đây, các cuộc đàm phán về thỏa thuận này không mấy tiến triển do bất đồng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhật Bản cũng muốn xem cách Trung Quốc thực hiện các cam kết của mình ra sao trong khuôn khổ RCEP trước khi xem xét bất kỳ thỏa thuận thương mại mới nào với Bắc Kinh. Nếu muốn gia nhập CPTPP, giới phân tích cho rằng, Trung Quốc sẽ cần phải có những bước đi nhượng bộ nhiều hơn.
Nguồn: Tạp chí Tài chính
7/ Nghị viện châu Âu từ chối xét Hiệp định toàn diện về đầu tư EU-Trung Quốc
Ngày 20/5, Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu từ chối việc xem xét Hiệp định đầu tư giữa Liên minh châu Âu (EU)-Trung Quốc nếu Bắc Kinh không dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chống lại các nghị sĩ EP và các học giả.
Trước đó, Ủy ban châu Âu (EC) thừa nhận rằng, những nỗ lực để phê chuẩn hiệp định CAI với Trung Quốc buộc phải dừng lại sau một loạt biện pháp “ăn miếng trả miếng” giữa Trung Quốc và EU trong thời gian qua.
Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis nói: “Rõ ràng là trong tình hình hiện nay với lệnh cấm vận của EU với Trung Quốc và lệnh cấm vận đáp trả của Trung Quốc lên các thành viên EP đang được thi hành, môi trường này không có lợi cho việc phê chuẩn hiệp định”.
Trong cuộc trao đổi ngày 6/5 với nhóm các chuyên gia thuộc Hội đồng Đại Tây Dương tại thủ đô Washington (Mỹ), Ủy viên EU phụ trách thị trường nội khối Thierry Breton cũng cho biết hiệp định này thực tế mới chỉ là “ý định chứ chưa phải là một thỏa thuận” và có thể sẽ phải mất thời gian dài đàm phán nữa trước khi trở thành hiện thực.
EU và Trung Quốc đã hoàn tất Hiệp định toàn diện về đầu tư vào tháng 12/2020 sau 7 năm đàm phán khó khăn. Tuy nhiên, hiệp định này vẫn chưa được 27 quốc gia thành viên EU cũng như EP phê chuẩn.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào Trung Quốc đã đạt hơn 140 tỷ Euro trong 20 năm qua, trong khi đầu tư từ Trung Quốc vào khối này đạt gần 120 tỷ Euro. Các lĩnh vực chính mà các công ty EU đầu tư vào Trung Quốc là ô tô, vật liệu cơ bản (bao gồm hóa chất), dịch vụ tài chính, nông nghiệp thực phẩm và các sản phẩm tiêu dùng.
Nguồn: Báo Quốc Tế
8/ Việt Nam là quốc gia duy nhất được 3 tổ chức quốc tế nâng triển vọng lên ‘Tích cực’
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm gồm: Moody’s, S&P và Fitch đồng loạt nâng triển vọng lên Tích cực.
S&P đánh giá, tiếp theo mức tăng trưởng GDP năm 2020 thuộc nhóm cao nhất trên toàn cầu, Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ở trạng thái tốt để phục hồi vững chắc trong vòng một đến hai năm tiếp theo nhờ vào các giải pháp hiệu quả cao của chính phủ để kiềm chế dịch COVID-19.
 “Từ khi đại dịch bùng phát đến nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm đồng loạt nâng triển vọng lên ‘Tích cực’. Một lần nữa, điều này khẳng định sự đánh giá cao của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với thành công của Chính phủ Việt Nam trong việc quyết tâm cao, điều hành quyết liệt để thực hiện “mục tiêu kép”: vừa phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu đạt tăng trưởng ở mức cao nhất,vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh”, Bộ Tài chính cho biết.
Theo Bộ Tài chính, trong năm 2021 và các năm tiếp theo, mặc dù nhiều khó khăn, thách thức nhưng Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách thể chế song song với nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19.
Nguồn: Báo Tiền phong
Việt Nam là quốc gia duy nhất được 3 tổ chức quốc tế nâng triển vọng lên “Tích cực”.
9/ Mỹ – EU, trì hoãn đàm phán với Trung Quốc
Với nhan đề “Mỹ-Âu đẩy mạnh hòa giải thương mại, Tổng thống Joe Biden trì hoãn mang tính chiến thuật trong đàm phán với Trung Quốc”, trang HK01 của Hong Kong (Trung Quốc) nhận định, với sự thúc đẩy của chính quyền Tổng thống Biden, ngày 17/5, Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý hoãn kế hoạch áp thuế trả đũa 50% đối với 4 tỷ USD hàng hóa của Mỹ mà trước đó dự kiến thực hiện vào ngày 1/6.
Tiếp theo, Mỹ và châu Âu sẽ bắt đầu đàm phán chính thức để hủy bỏ thuế đối với mặt hàng thép áp lên EU dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Cùng ngày, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cũng đã tổ chức cuộc họp đầu tiên với Canada và Mexico theo Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) – phiên bản mới của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA 2.0) để thảo luận việc thực hiện các cam kết thương mại liên quan.
Theo tư duy quyết sách của Nhà Trắng, quan điểm đàm phán thương mại được dẫn dắt bởi lợi ích của tầng lớp trung lưu trong nước hoặc lợi ích của chuỗi công nghiệp Mỹ và vẫn duy trì định hướng chính sách hướng nội.
Ông Biden dự kiến thăm Brussels vào ngày 14/6 để gặp gỡ các nhà lãnh đạo EU. Việc ưu tiên giải quyết tranh chấp thương mại với các đồng minh cũng là để hợp tác với đồng minh gây sức ép với Trung Quốc, tiến tới thúc đẩy cải cách WTO.
Bà Katherine Tai tiếp tục đề cập đến một số cáo buộc chống lại Trung Quốc dưới thời ông Trump, chẳng hạn như cạnh tranh không lành mạnh, chiếm đoạt thương mại và lao động cưỡng bức. Tuy nhiên, so với cựu Đại diện Thương mại Robert Lighthizer, bà Katherine Tai đồng thời gắn vấn đề thương mại với vấn đề nhân quyền.
Nếu chính quyền của ông Biden thúc đẩy cải cách WTO, nước này có thể hợp tác với các đồng minh và cùng gây áp lực đối với Trung Quốc. Tất nhiên, không loại trừ việc Trung Quốc và Mỹ thực hiện các cuộc đàm phán độc lập về cải tổ WTO, khác với các cuộc đàm phán thương mại song phương giữa hai nước.
Nói cách khác, trong ngắn hạn, chính quyền của ông Biden khó có thể bãi bỏ hoặc giảm mức thuế bổ sung mà Mỹ áp đặt đối với hơn 300 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc. Điều này trái ngược với quan điểm của Chính phủ Trung Quốc. Nếu Mỹ không thực hiện các điều chỉnh về vấn đề thuế quan, thì khả năng Trung Quốc trở lại bàn đàm phán với Mỹ sẽ thấp hơn.
Nguồn: BNews
10/ Thiếu kho đông lạnh, xuất khẩu nông sản gặp khó
Việc thiếu kho lạnh, khiến xuất khẩu nông sản đang gặp không ít khó khăn
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T cho biết, các doanh nghiệp xuất khẩu đang rơi vào tình thế nan giải khi phải chịu giá cước phí container tăng chóng mặt và chi phí lưu kho lạnh cũng đang ở mức cao ngất ngưỡng.
Theo ông Tùng, hiện hệ thống kho lạnh tại TP.HCM và các tỉnh lân cận đang trong tình trạng “hết chỗ chứa”. Nhiều lô hàng chưa xuất được nên phải để tồn kho. Tuy nhiên, giá lưu kho lạnh đang tăng từ 20-25% so với đầu năm ngoái, với khoảng 1,2-2 triệu đồng/tấn/ngày, khiến doanh nghiệp ‘xót hết ruột’.
Ông Tùng cho biết, với mức lưu kho hiện nay, doanh nghiệp phải chi thêm hàng tỷ đồng mỗi tháng để lưu kho. Nhiều doanh nghiệp không gánh nổi chi phí nên không dám mở rộng thu mua nông sản hoặc nhận thêm đơn hàng. Bởi, nhiều khi mua xong, hàng chưa xuất được đã rơi vào tình trạng hỏng, khiến doanh nghiệp càng thua lỗ hơn.
Đại diện một đơn vị logistic tại TP.HCM chia sẻ, hiện đơn vị có đến hơn 95% kho lạnh lấp đầy do nhu cầu thuê tăng cao. Tỷ lệ này trước đây chỉ duy trì ở mức 75-80%. Nhiều doanh nghiệp tiếp tục đặt hợp đồng thuê kho nhưng đơn vị chưa dám nhận bởi đang vào giai đoạn cao điểm, các chi phí như giá điện, mặt bằng thuê đất…có thể tăng thêm.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong ngành thủy sản, công suất kho lạnh chưa đáp ứng được nhu cầu nên khi dịch COVID-19 xảy ra, tình trạng thiếu kho thêm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các hoạt động xuất khẩu, lưu trữ hàng hóa của doanh nghiệp.
Theo ông Hòe, kho lạnh không chỉ là điều kiện cần để doanh nghiệp thu mua hết nguyên liệu tôm, cá nông dân sản xuất ra mà còn giúp doanh nghiệp dự trữ được nguồn hàng lớn, kịp thời đáp ứng các hợp đồng xuất khẩu khi nhu cầu thị trường tăng.
Đối với thị trường trong nước, các doanh nghiệp cũng rất cần kho lạnh để phân phối thực phẩm đến các nhà bán lẻ. Tuy nhiên, các nhà máy chế biến thủy sản hiện mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu, còn lại phải thuê ngoài.
“Nếu sức chứa của kho lớn hơn, doanh nghiệp có thể mua sớm hoặc tăng thêm sản lượng thủy sản từ nông dân, giảm bớt tình trạng tôm cá đến lứa phải tồn trong ao như hiện nay”, ông Trương Đình Hòe cho hay.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, cả nước hiện có 48 kho lạnh làm dịch vụ bảo quản nông thủy sản với công suất khoảng 700.000 palet và hàng nghìn kho lạnh với tổng công suất bảo quản ước đạt 2 triệu tấn sản phẩm phục vụ cho một số thị trường nhất định (chủ yếu là xuất khẩu).
Trước tình hình trên, Bộ NN&PTNT kiến nghị Chính phủ có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào hệ thống kho lạnh. Trong đó, có chính sách hỗ trợ về thuế, và giảm lãi suất vay.
Nguồn: Báo Tiền phong
11/ Thương mại Việt – Úc tăng 34% trong 4 tháng qua
Ông Nguyễn Đăng Thắng cho biết trong năm 2020 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Australia tăng 3,94% lên gần 8,3 tỷ USD. Riêng trong bốn tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 3,63 tỷ USD, tăng 33,85% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam và Australia sang thị trường của nhau đều tăng.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đăng Thắng, mức kim ngạch thương mại hiện nay chưa phản ánh đúng tiềm năng kinh tế thực sự của hai nước. Để gia tăng mức kim ngạch thương mại hiện nay, cần không chỉ kinh doanh nhiều hơn các mặt hàng truyền thống như thủy sản, nông sản, khoáng sản, may mặc, giày dép, vật liệu xây dựng mà còn phải khai thác tiềm năng xuất nhập khẩu các mặt hàng khác mà hai bên có lợi thế so sánh trên thị trường toàn cầu.
Ông Nguyễn Đăng Thắng cũng kêu gọi các doanh nghiệp Australia quan tâm và đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam, đặc biệt là trong những lĩnh vực Australia có kinh nghiệm chuyên sâu và có lợi thế riêng như công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao và logistics.
Chia sẻ với ý kiến của Tổng Lãnh sự Việt Nam tại cuộc hội thảo, bà Dianne Tipping, Chủ tịch Hội đồng Xuất khẩu Australia, khẳng định quan hệ thương mại của Australia với Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong những năm gần đây so với các nước khác trong khu vực và ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với nước này.
Bà Tipping cho biết không chỉ thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ giữa hai nước cũng có mức tăng trưởng ấn tượng trong thời gian qua, ví dụ như dịch vụ công nghệ tài chính, y tế, giáo dục…
Hội đồng Xuất khẩu Australia khuyến khích các doanh nghiệp Australia triển khai và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực và ngành nghề tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai như công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tài chính-ngân hàng, dịch vụ môi trường, chăm sóc y tế và làm đẹp…
Nguồn: VietnamPlus
12/ Mỗi ngày nhập 280 triệu USD hàng Trung Quốc?
Mỗi ngày nhập 280 triệu USD hàng Trung Quốc
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm nay là 33,93 tỷ USD, tăng tới 51.6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 32.8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm. Bình quân mỗi ngày Việt Nam chi hơn 280 triệu USD nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc.
Nhóm mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc với trị giá đạt 7,46 tỷ USD, tăng 65% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là nhóm máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,97 tỷ USD, tăng 61%. Lâu nay, với nhóm hàng hóa này, Việt Nam vẫn nhập khẩu nhiều nhất từ Hàn Quốc và 4 tháng đầu năm 2021, lần đầu tiên, thị trường Trung Quốc vươn lên đứng đầu.
Trong 4 tháng qua, Trung Quốc cũng cung cấp nhóm nguyên phụ liệu nhiều nhất phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam, chiếm tỉ trọng 50%, với 4,19 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Sắt thép các loại có giá bán tăng đột biến từ đầu năm đến nay, Trung Quốc cũng dẫn đầu đưa vào thị trường Việt Nam 2,63 triệu tấn, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2020. Với dòng ô tô nguyên chiếc của Trung Quốc, Việt Nam nhập khẩu 6.630 chiếc, cao gấp 6 lần so với cùng kỳ năm trước.
Theo các chuyên gia kinh tế, máy móc từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam với kim ngạch lớn và tăng nhanh do giá rẻ, sản phẩm gia công.
“Rửa” xuất xứ hàng hóa Trung Quốc?
Trước đây, khi Chiến tranh Thương mại Mỹ – Trung Quốc căng thẳng, nhiều mặt hàng Trung Quốc được nhập khẩu mạnh vào Việt Nam. Cơ quan chức năng đã khởi tố nhiều vụ án doanh nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm “rửa” xuất xứ hàng hóa trước khi tái xuất khẩu.
Với 33,9 tỷ USD Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc thì quốc gia láng giềng này đã chiếm gần 1/3 tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm. Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc tăng tới 51,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ đạt 16,3 tỷ USD. Với kết quả này, Việt Nam đã nhập siêu từ Trung Quốc hơn 17,6 tỷ USD, tăng 82% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), số liệu về hàng hóa nhập khẩu phản ánh thực tế nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị vi tính, điện tử và phụ tùng tăng vọt. Điều này cho thấy, khu vực doanh nghiệp trong nước có nhiều dấu hiệu mở rộng đầu tư, nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị để đầu tư là chính. Bên cạnh đó là hoạt động lắp ráp, gia công cũng tăng mạnh. Rõ ràng có thể nhận định, khu vực doanh nghiệp trong nước đang gia tăng nhập khẩu máy móc sản xuất thời hậu COVID-19.
“Dù nhập khẩu lớn nhưng xuất khẩu không được nhiều do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp FDI tiếp tục xuất siêu, làm chủ cuộc chơi, doanh nghiệp trong nước vẫn nhập siêu. Đây là “mảng tối” trong bức tranh sáng của ngành Công Thương”, ông Thịnh cảnh báo.
Nguồn: Báo Tiền phong
13/ Việt Nam – Na Uy thúc đẩy hợp tác ngành thủy sản
Nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Na Uy và Việt Nam (1971-2021) và gần 40 năm hợp tác song phương giữa hai nước trong lĩnh vực thủy sản, Đại sứ quán Hoàng gia Na Uy, Cơ quan Innovation Norway, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT), và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp tổ chức Diễn đàn trực tuyến về Phát triển ngành nuôi biển quy mô công nghiệp của Việt Nam, ngày 21/5..
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cũng nhấn mạnh, trong 4 thập kỷ qua, Na Uy đã hỗ trợ kỹ thuật rất đáng kể cho ngành thủy sản của Việt Nam. Hợp tác giữa hai nước đã mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế hai nước cũng như góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Được biết, Chiến lược phát triển thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 3/2021 đã đề ra một số mục tiêu trong đó có giảm bớt cường lực khai thác nguồn lực tự nhiên trên biển và tăng cường nuôi biển ở những khu vực phù hợp. Bên cạnh đó, Chiến lược cũng đặt mục tiêu phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam theo hướng hiện đại, cạnh tranh hơn, có thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời gắn kết các bên liên quan với nhau để khai thác tiềm năng và sử dụng các nguồn lợi đại dương một cách có trách nhiệm và bền vững.
Theo Tiến sĩ Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, để thực hiện được mục tiêu trên, nuôi biển quy mô công nghiệp là một giải pháp. Vì vậy, những bài học thực tế như áp dụng công nghệ cao, đầu tư nuôi biển của doanh nghiệp Na Uy sẽ rất hữu ích cho việc phát triển bền vững nuôi biển quy mô công nghiệp của Việt Nam.
Đánh giá từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư nuôi trồng thủy sản Na Uy, hiện tiềm năng nuôi biển của Việt Nam là rất lớn.Tuy nhiên, Việt Nam phải không ngừng đầu tư, cải tiến công nghệ cũng như tiếp thị sản phẩm.
Công ty TNHH Thủy Sản Australis Việt Nam là đơn vị hàng đầu thế giới về nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá chẽm, là công ty 100% vốn nước ngoài của Mỹ đang hoạt động tại tỉnh Khánh Hòa. Điểm đặc biệt là Australis sử dụng công nghệ lồng nuôi của Na Uy và hiện đang vận hành 3 hệ thống cho cá ăn tự động trong đó có nhiều camera lắp đặt dưới nước do Công ty Scale AQ Việt Nam sản xuất và cung cấp. Ông Josh Goldman, Tổng giám đốc Australis Việt Nam – cho rằng, để phát triển ngành nuôi biển, người nuôi cần tìm kiếm những giải pháp công nghệ cao, sử dụng vắc xin cho cá, áp dụng các biện pháp dự phòng để quản lý sức khỏe vật nuôi, sử dụng lồng nuôi lớn hơn để tận dụng được các điều kiện nuôi trên biển. Có như vậy, Việt Nam mới có thể tiếp thị được sản phẩm mới ra thị trường toàn cầu.
Nhận thấy tiềm năng của ngành nuôi biển Việt Nam, Selstad AS một công ty Na Uy chuyên sản xuất lồng nuôi biển hiện đang muốn gia nhập thị trường Việt Nam và đã cung cấp một số lồng nuôi biển cho một doanh nghiệp ở phía Nam đang chờ hạ thủy. Theo ông Sindre Kvalheim – Quản lý Khách hàng, Công ty Selstad AS, với hơn 60 năm kinh nghiệm, doanh nghiệp có thể cung cấp các sảm phẩm có chất lượng cao từ lồng lưới tới hệ thống neo đậu phù hợp với đặc điểm của các địa bàn nuôi. “Là một nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ, Selstad mong muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành nuôi biển Việt Nam như những gì chúng tôi đã và đang làm tại Na Uy và các thị trường quốc tế khác”- ông Sindre Kvalheim chia sẻ.
Trước dư địa phát triển hợp tác trên lĩnh vực thủy sản, tham tán thương mại Na Uy, Giám đốc Innovation Norway, ông Arne-Kjetil Lian – khẳng định, là thương vụ của Sứ quán Na Uy tại Việt Nam, cơ quan Innovation Norway sẽ làm hết sức mình để thúc đẩy việc kết nối và hợp tác của doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực này. Tăng cường hơn nữa đầu tư và thương mại song phương là vì lợi ích tốt nhất của cả hai nước..
Nguồn: Báo Công thương
Tiềm năng hợp tác về nghề nuôi biển giữa Việt Nam và Na Uy rất lớn.
14/ UKVFTA: Hàng Việt vào Anh nhiều khởi sắc
Những nhóm hàng có nhiều dư địa xuất khẩu 
Theo cam kết trong UKVFTA, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên nhập khẩu vào Anh được giảm từ mức thuế cơ bản 10-20% xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Với mặt hàng hoa quả, khi Hiệp định có hiệu lực hơn 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả có mức thuế suất 0%.
Đánh giá về tiềm năng của nhóm này, Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ nhận định: “Đây đều là những ngành hàng có nhiều cơ hội nâng cao giá trị xuất khẩu, tỷ trọng trong cơ cấu thị trường thông qua nhiều ưu đãi về thuế quan trong Hiệp định UKVFTA”.
Nhiều sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam như: Vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dưa… sẽ có thêm lợi thế tiếp cận thị trường trong bối cảnh các loại hoa quả nhiệt đới xuất xứ từ các quốc gia cạnh tranh như Brazil, Thái Lan, Malaysia… đều chưa có FTA với Anh.
Bên cạnh nông, thủy sản, xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng là nhóm hàng được dự báo sẽ có mức tăng trưởng ấn tượng trong thời gian tới.
Với mặt hàng gạo, thị trường gạo của Anh có nhu cầu nhập khẩu mỗi năm trên 670 nghìn tấn. Mặc dù Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Anh vẫn ở mức khiêm tốn, chiếm chưa tới 0,3% thị phần.
Một nhóm hàng khác được kỳ vọng tạo ra lợi thế lớn cho Việt Nam trong xuất khẩu là các sản phẩm đồ gỗ và sản phẩm mây tre đan xuất khẩu. Theo Bộ Thương vụ – Đại sứ quán Việt Nam tại Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai Len, đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Anh có khả năng cạnh tranh nhờ chi phí thấp, nguyên liệu tốt, chất lượng sản phẩm cao.
Ví dụ, IKEA- nhà bán lẻ đồ gỗ nội thất có thị phần lớn nhất tại Anh đã có hệ thống cung cấp sản phẩm sâu rộng ở Việt Nam từ nhiều năm nay, giúp đồ gỗ Việt ngày càng có chỗ đứng vững chắc tại thị trường Anh.
Năm 2020, Anh nhập khẩu khoảng 256 triệu USD sản phẩm đồ gỗ và mây tre của Việt Nam. Sức cạnh tranh của đồ gỗ Việt Nam cũng đang ngày càng được gia tăng trước các đối thủ lớn đến từ Trung Quốc, Ý hay Hoa Kỳ…
Tương tự với mặt hàng dệt may, dù hàng năm Việt Nam xuất khẩu đạt tới hàng chục tỷ USD (35,2 tỷ USD năm 2020) song hiện kim ngạch sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Anh mới chiếm chưa tới 3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Khi UKVFTA có hiệu lực, các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% theo lộ trình sau 4 – 8 năm, trong đó một số sản phẩm có thể sẽ ngay lập tức về 0% (từ mức 12%).
UKVFTA không chỉ “màu hồng”
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh khi ở cương vị Bộ trưởng Công Thương từng nhiều lần nhận định: các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ phía Anh rất cao.
Như với nông sản, cũng giống như EU, Anh kiểm soát rất chặt chẽ việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón và các sản phẩm hóa chất dùng trong nông nghiệp. Nông sản nhập khẩu chỉ được phép thông quan nếu có mức dư lượng hóa chất dưới ngưỡng tối đa cho phép (MRL).
“Để có thể mở rộng thị phần tại Anh, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam phải đáp ứng một cách bền vững các quy định pháp luật của Anh về an toàn vệ sinh thực phẩm, giới hạn dư lượng thuốc trừ sâu thấp, kiểm dịch thực vật, giống cây biến đổi gien, khả năng truy xuất nguồn gốc rõ ràng”, Bộ Thương vụ – Đại sứ quán Việt Nam tại Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai Len đưa ra khuyến nghị với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.
Nguồn: Tạp chí Tài chính
15/ UKVFTA: Hàng Việt vào Anh nhiều khởi sắc
Theo một quyết định mới công bố của Bộ Thương mại Mỹ về các mức thuế sơ bộ, Mỹ muốn tăng tổng thuế suất (kết hợp giữa thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá) đối với hầu hết các nhà sản xuất gỗ của Canada lên 18,32%, từ mức 8,99% hiện tại.
Đề xuất tăng thuế này là kết quả của đợt rà soát lần thứ hai của Bộ Thương mại Mỹ về thuế quan. Tuy nhiên, các mức thuế đề xuất sẽ không có hiệu lực ngay lập tức và sẽ được xem xét thêm trong 6 tháng tới, trước khi cơ quan chức năng đưa ra quyết định cuối cùng.
Động thái trên của Bộ Thương mại Mỹ dựa trên việc xem xét dữ liệu từ năm 2019, thời điểm gỗ xẻ được giao dịch chủ yếu với mức giá từ 300-400 USD/1.000 board foot (board foot là đơn vị đo lường gỗ xẻ).
Bà Susan Yurkovich, Chủ tịch Hội đồng Thương mại Gỗ xẻ British Columbia, cho rằng đề xuất tăng mạnh thuế của Mỹ là một động thái nghiêm trọng. Theo bà Yurkovich, do các nhà sản xuất Mỹ hiện vẫn không thể đáp ứng nhu cầu trong nước, các mức thuế “không xác đáng” này cuối cùng sẽ gây tổn hại cho người tiêu dùng Mỹ.
Chính vì vậy, Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Mỹ đã dẫn đầu một chiến dịch vận động hành lang để chính quyền Tổng thống Joe Biden đạt một thỏa thuận mới về gỗ xẻ giữa Canada và Mỹ.
Theo ước tính của Hiệp hội này, để xây dựng một ngôi nhà đơn lập dành cho một hộ gia đình ở Mỹ, nguồn cung gỗ xẻ hiện lên tới gần 53.000 USD, tăng gấp ba lần trong năm qua.
Sản lượng gỗ của Mỹ chỉ chiếm 70% nhu cầu trong nước và Canada cung cấp phần lớn nhu cầu chưa được đáp ứng tại thị trường này. Đây là nguyên nhân khiến Liên minh gỗ của Mỹ (đại diện cho các nhà sản xuất Mỹ và chủ sở hữu rừng tư nhân) hoan nghênh đề xuất tăng thuế của Bộ Thương mại. Đồng Chủ tịch liên minh Jason Brochu nhận định: “Việc thực thi thương mại mạnh mẽ đang tạo ra niềm tin lâu dài vào ngành gỗ xẻ của Mỹ. Đây chính xác là những gì phải xảy ra để mở rộng hơn nữa hoạt động sản xuất và việc làm trong ngành này”.
“Cuộc chiến” gỗ xẻ giữa Canada và Mỹ kéo dài từ năm 1982. Hiệp định gỗ mềm Canada-Mỹ năm 2006 đã hết hạn vào tháng 10/2015.
Mỹ và Canada áp dụng các hệ thống khác nhau để tính phí chặt cây. Ở phần lớn các khu vực của Canada, người mua phải trả phí cho chính quyền các tỉnh để có quyền khai thác. Cốt lõi của khiếu nại của Mỹ đối với xuất khẩu gỗ xẻ của Canada là mức phí trên quá thấp, để sau đó gỗ được bán phá giá vào thị trường Mỹ.
Trong một phát biểu mới đây, Bộ trưởng phụ trách Thương mại quốc tế của Canada Mary Ng bày tỏ tin tưởng hai bên có thể thương lượng để tìm ra một giải pháp cho vấn đề thương mại lâu đời này, vì lợi ích tốt nhất của cả hai nước.
Nguồn: Báo Thế giới và Việt Nam
16/ EU thay đổi cách kiểm soát thực phẩm hỗn hợp nhập khẩu
Trước đây, EU quy định thực phẩm hỗn hợp có chứa trên 50% thành phần từ sản phẩm có nguồn gốc động vật thì áp dụng kiểm soát như thực phẩm có nguồn gốc động vật. Các  loại thực phẩm hỗn hợp có  chứa thành phần thực phẩm có nguồn gốc động vật nhỏ hơn 50% thì áp dụng như các quy định thực phẩm hỗn hợp có nguồn gốc thực vật.
Tất cả các sản phẩm tổng hợp có chứa sản phẩm động vật như sữa, trứng, thịt, thủy sản… phải kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hoặc giấy tự xác nhận của nhà sản xuất bổ sung, các sản phẩm từ sữa phải có chứng nhận xử lý nhiệt. Các thành phần có nguồn gốc động vật (trừ gelatin và collagen) được sử dụng để sản xuất một sản phẩm tổng hợp phải có nguồn gốc từ nước thứ ba với một kế hoạch kiểm soát dư lượng đã được phê duyệt cho các thành phần cụ thể. EU đã đưa ra mẫu giấy chứng nhận y tế theo mẫu đối với các sản phẩm tổng hợp nhập khẩu, được thực hiện từ năm 2012. Các yêu cầu chứng nhận hiện tại đối với sản phẩm hỗn hợp sẽ tiếp tục được áp dụng cho đến ngày 21/4/2021.
Theo qui định mới của EU, sau ngày 21/4/2021, yêu cầu nhập cảnh sẽ không còn dựa trên tỷ lệ phần trăm của các thành phần có nguồn gốc từ động vật mà dựa trên sức khỏe động vật hoặc nguy cơ sức khỏe cộng đồng liên kết với chính các sản phẩm tổng hợp đó.
Nguồn: Bộ Công Thương
17/ Việt Nam chính thức không còn hưởng ưu đãi GSP của Liên minh kinh tế Á – Âu
Theo thông tin từ Vụ Chính sách thương mại Ủy ban Kinh tế Á – Âu, kể từ ngày 12/10/2021, Việt Nam sẽ chính thức không còn được hưởng ưu đãi GSP của Liên minh kinh tế Á – Âu (gồm 05 nước: Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan, viết tắt là EAEU). Sự thay đổi này dự kiến sẽ có tác động mạnh đến các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu hàng hóa đang được hưởng ưu đãi GSP sang thị trường các nước EAEU, đặc biệt là thị trường Nga.
Cụ thể, ngày 15/03/2021, Hội đồng Ủy ban Kinh tế Á – Âu đã thông qua Quyết định 17 về việc điều chỉnh danh sách các nước đang phát triển và các nước kém phát triển nhất được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hệ thống GSP của EAEU. Đây là hệ thống ưu đãi thuế nhập khẩu mà EAEU đơn phương dành cho một số quốc gia đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam.  
Theo Quyết định này, EAEU đã đưa 75 nước đang phát triển và 02 nước kém phát triển nhất ra khỏi danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP vì không còn phù hợp với tiêu chí được hưởng hỗ trợ kinh tế từ EAEU được quy định tại Quyết định số 47 ngày 06/04/2016 của Hội đồng Ủy ban Kinh tế Á – Âu. Ngoài Việt Nam, EAEU còn loại trừ một số nước khác khỏi danh sách này như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Brunei… Việc thay đổi sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 12/10/2021.
Đối với Việt Nam, cơ chế ưu đãi thuế GSP của EAEU đáng lẽ đã chấm dứt ngay sau khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EAEU có hiệu lực từ năm 2016. Tuy nhiên, EAEU đã chấp thuận cho Việt Nam tiếp tục hưởng GSP thêm 05 năm nữa sau khi Hiệp định này có hiệu lực. 
Các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường EAEU, đặc biệt là thị trường Nga – đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam trong EAEU, cần chú ý đến thời hạn này để điều chỉnh hoạt động xuất khẩu của mình cho phù hợp. Doanh nghiệp được khuyến nghị tìm hiểu về mức thuế ưu đãi và quy tắc xuất xứ tương ứng để tận dụng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định Việt Nam – EAEU FTA thay thế cho cơ chế GSP sẽ chấm dứt trong thời gian tới.
Danh sách các nước và mặt hàng hưởng GSP của EAEU trước và sau 12/10/2021: http://www.eurasiancommission.org/en/act/trade/dotp/commonSytem/Pages/normatBaza.aspx
Thông tin về Hiệp định Việt Nam – EAEU FTA: https://trungtamwto.vn/fta/188-viet-nam–lien-minh-kinh-te-a–au/1 
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI
18/ Dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương châu Á đang hết dần
Theo Bloomberg, ở hiện tại khi mà lãi suất vốn đã ở mức thấp, phản ứng chính sách chủ yếu vốn sẽ tập trung vào vay nợ của chính phủ, điều chỉnh vị thế hỗ trợ của ngân hàng trung ương. Trong tuần này, ngân hàng trung ương nhiều nước bao gồm Indonesia, Hàn Quốc và New Zealand dự kiến sẽ duy trì lãi suất ở mức thấp hiện tại. 
“Trong quan điểm của tôi, không còn nhiều dư địa để ngân hàng trung ương các nước trong khu vực nới lỏng chính sách tiền tệ, ít nhất xét đến các công cụ chính sách truyền thống như giảm lãi suất. Tôi cho rằng chính sách tài khóa bổ sung sẽ giữ vai trò quan trọng trong hỗ trợ các nền kinh tế”, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á – Thái Bình Dương tại ngân hàng Scotia – ông Tuuli McCully nhấn mạnh.
Tại Indonesia, Bộ trưởng Tài chính nước này cũng đã đề xuất có thêm chương trình giảm thuế để thúc đẩy hoạt động kinh tế, đồng thời duy trì kế hoạch phát hành trái phiếu quy mô ròng 84 tỷ USD trong năm nay ngay cả khi mà chi phí lãi vay tăng cao. Ngân hàng Trung ương Indonesia dự kiến sẽ duy trì lãi suất không đổi trong ngày thứ Ba.
Kinh tế Hàn Quốc hiện đang được hỗ trợ bởi xuất khẩu phục hồi dù rằng các biện pháp giãn cách xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu dùng người dân, chính phủ Hàn Quốc vì vậy buộc phải cam kết đưa ra thêm hỗ trợ tài khóa nhằm tạo việc làm. Trong buổi họp chính sách ngày thứ Năm tuần này, dự kiến NHTW Hàn Quốc cũng sẽ không thay đổi chính sách.
Kinh tế New Zealand vẫn tiếp tục hồi phục trong bối cảnh số lượng ca nhiễm mới Covid-19 giảm. Vào cuối năm ngoái, kinh tế New Zealand từng suy giảm. Ngân hàng dự trữ New Zealand nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục duy trì chính sách ở mức ổn định sau khi vào tuần trước, chính phủ New Zealand dự kiến sẽ tăng tiền phúc lợi lên mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ trong nỗ lực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. 
Ấn Độ hiện đang là một trong những nước tâm dịch lớn của thế giới. Nhiều nước khác như Singapore từng kiểm soát dịch rất tốt giờ cũng đang chật vật với tình trạng lây nhiễm Covid-19 tăng cao. Nhật Bản cũng đang khó khăn khi số lượng ca lây nhiễm Covid-19 tăng; ngay cả tại Trung Quốc, số lượng các ca lây nhiễm tăng.
Khu vực này cũng đang tụt lại nếu xét đến quá trình triển khai tiêm vắc xin Covid-19. Singapore mới chỉ tiêm được vắc xin Covid-19 cho khoảng 30% dân số, sau đó đến Trung Quốc là 15% dân số, các nước khác thậm chí có tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 còn thấp hơn.
Trưởng bộ phận nghiên cứu về thị trường mới nổi tại ngân hàng Deustche Bank, ông Sameer Goel, nhận xét: “Quá trình tiêm vắc xin Covid-19 tại nhiều nước châu Á diễn ra quá chậm chạp đang kéo lùi tăng trưởng kinh tế của các nước này. Chiến lược chống dịch truyền thống là theo dấu, xét nghiệm nhanh và giãn cách xã hội dường như đang không thích ứng được với việc số lượng các ca nhiễm Covid-19 tăng cao trong thời gian gần đây”.
Nhiều ngân hàng trung ương khác tại châu Á đang hỗ trợ cho chính sách tài khóa tại nước họ. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật – ông Haruhiko Kuroda trong tuần trước cho biết ông sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, trong đó có bao gồm chương trình kiểm soát đường cong lợi suất và giữ lợi suất trái phiếu chính phủ thấp để bổ sung chi tiêu tài khóa.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vẫn tiếp tục hạ lãi suất cho vay xuống mức thấp, cùng lúc đó theo dõi chặt chẽ tác động từ gói kích cầu kinh tế của nước này.
Nguồn: Tạp chí Tài chính
19/ Việt Nam-Thụy Sỹ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp: dự án theo dõi và bảo hiểm lúa
Dự án giúp Bộ NN&PTNT và các sở nông nghiệp ứng dụng công nghệ viễn thám vào theo dõi và quản lý rủi ro trong sản xuất lúa.
Đồng thời, RIICE cũng giúp xây dựng và mở rộng chương trình bảo hiểm nông nghiệp cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ. Theo thỏa thuận, dự án sẽ kéo dài đến cuối năm 2021.
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết: “Chính phủ Việt Nam đang thực hiện một chương trình chuyển đổi ngành nông nghiệp đầy tham vọng, trong đó, chuyển đổi số là công tác cấp thiết giúp tăng năng suất và bảo vệ môi trường tốt hơn. RIICE trực tiếp đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chuyển đổi ngành nông nghiệp của Chính phủ”.
Về phần mình, Đại sứ Ivo Sieber chia sẻ: “Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Bộ NN&PTNT và các đối tác khác trong quá trình hỗ trợ người nông dân, giúp họ nâng cao sản lượng lúa và giảm rủi ro thông qua một chương trình bảo hiểm cây trồng với chi phí vừa phải. Nông dân là những người chịu rủi ro đặc biệt về biến đổi khí hậu nhưng nay họ đã được dự án hỗ trợ”.
Thực hiện tại Việt Nam từ năm 2012, RIICE cung cấp các loại bản đồ và số liệu phục vụ theo dõi và bảo hiểm lúa. Hiện nay, RIICE đang được thực hiện tại 7 tỉnh ở Việt Nam và hoàn toàn có thể nhân rộng ra cả nước với một khoản đầu tư bổ sung không đáng kể.
RIICE là dự án đối tác công tư được tài trợ bởi Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ (SDC) và do các đối tác thực hiện gồm công ty công nghệ Sarmap của Thụy Sỹ, Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI), Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (NIAPP), Đại học Cần Thơ (CTU), hợp tác với các công ty bảo hiểm Bảo Việt, Bảo Minh và Swiss Re.
Trong 3 thập kỷ qua, Thụy Sỹ đã viện trợ trên 600 triệu Francs (trên 15 nghìn tỷ đồng) nhằm hỗ trợ phát triển cho Việt Nam, trong đó, khoảng 140 triệu Francs (3,6 nghìn tỷ đồng) dành cho nông, lâm nghiệp, phát triển chuỗi giá trị… RIICE nằm trong số các dự án viện trợ này.
Năm 2021 đánh dấu kỷ niệm 50 năm Thụy Sỹ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao.
Nguồn: Báo Thế giới và Việt Nam
20/ FDI áp đảo xuất khẩu: Bài toán không dễ giải
Công xuất siêu thuộc về khối FDI
Những năm gần đây, Việt Nam liên tục xuất siêu với mức xuất siêu năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, điểm đáng lo ngại là Việt Nam xuất siêu cao chủ yếu do DN FDI. “Nhiều năm nay, DN FDI xuất siêu cao, DN nội địa nhập siêu lớn. Hiệu của 2 bên là xuất siêu của nền kinh tế. Xuất siêu là do DN FDI, thành tích XK là do DN FDI quyết định”, chuyên gia Lê Quốc Phương nhấn mạnh.
Chú trọng kết nối DN FDI và DN nội
Trên thực tế, nhìn lại quá trình XK xuyên suốt có thể thấy, sau khi DN FDI tăng trưởng XK liên tục và áp đảo hoàn toàn DN nội địa, từ năm 2018, DN nội bắt đầu vươn lên mạnh mẽ tạo ra sự thay đổi đáng kể trong tăng trưởng XK. “Cụ thể, năm 2018, khối DN trong nước XK khoảng 69,2 tỷ USD, tăng 15,9%, cao hơn mức tăng trưởng XK chung và cao hơn mức tăng trưởng của khối DN FDI (kể cả dầu thô) là 12,9%”, Bộ Công Thương đánh giá.
Tại thời điểm đó, chuyên gia Lê Quốc Phương khi trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan không giấu nổi sự hồi hởi chia sẻ: “2018 là năm đầu tiên, DN trong nước tăng trưởng XK cao hơn khối DN FDI. Lần đầu tiên, xu hướng liên tục giảm về tỷ trọng của DN trong nước trong XK so với DN FDI tạm thời đảo chiều. Tỷ trọng của DN FDI liên tục tăng trong nhiều năm thì lần đầu tiên cũng đã tạm dừng lại, giảm xuống. Đây là điều rất đáng mừng. Kết quả đảo chiều kể trên, một phần do nỗ lực của chính DN, một phần do các giải pháp của Chính phủ trong cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, nâng năng lực cạnh tranh, tạo thuận lợi cho DN”.
Sự vươn lên mạnh mẽ của DN nội tiếp tục được duy trì trong năm 2019 khi trong tổng kim ngạch hàng hóa XK 263,45 tỷ USD của cả năm, khu vực kinh tế trong nước đóng góp 82,10 tỷ USD, tăng 17,7%, chiếm 31,2% tổng kim ngạch XK; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 181,35 tỷ USD, tăng 4,2%, chiếm 68,8%.
Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực nêu trên chưa đạt sự ổn định và không kéo dài quá lâu. Bằng chứng là ngay năm 2020, trong tổng kim ngạch XK hàng hóa đạt đạt 281,5 tỷ USD, khu vực kinh tế trong nước chỉ đóng góp 78,2 tỷ USD, giảm 1,1%, chiếm 27,8% tổng kim ngạch XK; còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 203,3 tỷ USD, tăng 9,7%, vươn lên chiếm 72,2%. Ngay 4 tháng đầu năm 2021, DN FDI tiếp tục thể hiện vị thế áp đảo trong “bức tranh” XK hàng hoá khi XK đạt 78,14 tỷ USD, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tới 75,2% tổng kim ngạch XK; còn khu vực kinh tế trong nước đạt 25,77 tỷ USD, tăng 12,8%, chiếm 24,8% tổng kim ngạch XK.
Chuyên gia Lê Quốc Phương đánh giá, thời gian qua, DN Việt có cải thiện về tỷ trọng XK nhưng quá chậm, chưa ổn định. Điểm yếu cố hữu của DN nội vẫn là nhập siêu. Từ đó cho thấy xu thế cải thiện của DN Việt trong cơ cấu XK chưa đủ để đánh giá bền vững, còn phải nỗ lực nhiều.
Một số chuyên gia kinh tế bày tỏ quan điểm, thời gian tới phải khuyến khích các DN tư nhân mở rộng kinh doanh, đặc biệt là vào các lĩnh vực chế tạo và công nghệ cao nhằm củng cố nền tảng công nghiệp trong nước. Việt Nam thu hút vốn FDI phải áp dụng theo phương pháp “may đo” phù hợp. Điều đó có nghĩa là Việt Nam đưa ra những ưu đãi về thuế, cơ chế, đổi lại yêu cầu rõ ràng phải có tác động, lan toả đến DN trong nước về chuyển giao công nghệ…
Đại diện Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh, thời gian tới cần quan tâm và chú trọng hơn trong việc kết nối giữa DN FDI với DN trong nước, đưa DN trong nước tham gia nhiều hơn, sâu hơn vào chuỗi giá trị cho DN FDI tạo ra. Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung vào một số hướng giải pháp như: Hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện cho các DN FDI sở hữu các dây chuyền, sản phẩm công nghệ cao, có giá trị cao đến đầu tư ở Việt Nam; chú trọng phát huy tác động lan tỏa của các DN FDI đối với sản xuất trong nước.
Nguồn: Báo Hải Quan
21/ Tiềm ẩn nguy cơ lách xuất xứ để xuất khẩu Đồ gỗ
Nguy cơ mất thị trường xuất khẩu
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, hình thức gian lận phổ biến là doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất sơ sài, nhập khẩu đầy đủ linh kiện về và chỉ thực hiện một số công đoạn gia công đơn giản, sau đó lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh để lấy xuất xứ Việt Nam.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp hội viên, thời gian gần đây có một số doanh nghiệp đã nhập khẩu bộ phận, chi tiết của các sản phẩm tủ bếp, tủ nhà tắm từ Trung Quốc về Việt Nam, sau đó lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh, hàm lượng gia công rất ít, để xuất khẩu.
Một chiêu khác là doanh nghiệp Việt Nam nhập bộ phận các mặt hàng có yếu tố rủi ro, mua bán lòng vòng qua các công ty. Các bộ phận mặt hàng này sau đó sẽ được tập hợp lại tại một công ty, công ty này lắp ráp và lấy danh nghĩa sản phẩm do mình sản xuất để xuất khẩu.
“Mặc dù chưa có kết quả kiểm chứng chính xác những thông tin trên, tuy nhiên, giá trị nhập khẩu, xuất khẩu mặt hàng này đang gia tăng mạnh thời gian gần đây, cho thấy nghi vấn này là hoàn toàn có cơ sở”, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Viforest nói.
Tăng cường theo dõi doanh nghiệp có biểu hiện nghi vấn
Theo đại diện Viforest, trong 2 năm gần đây, Mỹ đã áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Trung Quốc, bằng cách áp thuế chống bán phá giá, trợ cấp cao với mức thuế từ 55% đến gần 200% như với gỗ dán, tủ bếp, tủ nhà tắm, sofa gỗ…
Để chặn hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam, bà Phạm Châu Giang, Phó cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho hay, Bộ đang phối hợp xác minh các hành vi gian lận liên quan đến xuất xứ đối với một số mặt hàng như xe đạp, xe đạp điện, gỗ ván sàn, tấm pin năng lượng mặt trời, thép phủ sơn…
Bộ Công thương đã trao đổi với Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) đề xuất xây dựng cơ chế xuất khẩu tự nguyện nhằm hạn chế rủi ro gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, dự kiến áp dụng đối với các mặt hàng xuất khẩu được đánh giá là có nguy cơ lẩn tránh cao.
Theo Tổng cục Hải quan, để ngăn chặn gian lận xuất xứ, ngành hải quan sẽ đưa vào tầm ngắm các mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ, châu Âu, Ấn Độ có tốc độ kim ngạch tăng trưởng cao, đột biến, hay chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng có khả năng nhập khẩu về Việt Nam chỉ thực hiện công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến đơn giản để xuất khẩu.
Các doanh nghiệp có tần suất xuất khẩu nhiều, thời gian xuất khẩu giữa các lô hàng ngắn, không tương thích với quy trình, thời gian sản xuất sản phẩm; doanh nghiệp xuất khẩu hàng công nghệ cao tại Việt Nam chưa sản xuất được… sẽ là đối tượng bị theo dõi.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2020, toàn ngành hải quan đã kiểm tra, điều tra, xác minh 76 vụ việc và phát hiện 24 vụ việc vi phạm về xuất xứ, tịch thu nhiều loại hàng hóa, trong đó có hơn 12.000 bộ linh kiện lắp ráp tủ bếp.
Nguồn: Báo Đầu tư
Đồ gỗ là một trong các ngành hàng xuất khẩu được hưởng lợi lớn từ Hiệp định UKVFTA.
22/ Xuất khẩu nông sản tắc do thiếu kho lạnh
Ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T cho biết, các doanh nghiệp xuất khẩu đang rơi vào tình thế cực kỳ khó khăn khi phải chịu giá cước phí container tăng chóng mặt và chi phí lưu kho lạnh cũng đang ở mức cao ngất ngưỡng.
Ông Tùng thông tin hiện hệ thống kho lạnh tại TP.HCM và các tỉnh lân cận đang trong tình trạng hết chỗ chứa. Nhiều lô hàng chưa xuất được nên phải để tồn kho song giá lưu kho lạnh đang tăng từ 20-25% so với đầu năm ngoái, với khoảng 1,2-2 triệu đồng/tấn/ngày.
Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe cho biết, trong ngành thủy sản, công suất kho lạnh chưa đáp ứng được nhu cầu nên khi dịch COVID-19 xảy ra, tình trạng thiếu kho thêm nghiêm trọng.
Kho lạnh không chỉ là điều kiện cần để doanh nghiệp thu mua hết nguyên liệu tôm, cá nông dân sản xuất ra mà còn giúp doanh nghiệp dự trữ được nguồn hàng lớn, kịp thời đáp ứng các hợp đồng xuất khẩu khi nhu cầu thị trường tăng. Đối với thị trường trong nước, các doanh nghiệp cũng rất cần kho lạnh để phân phối thực phẩm đến các nhà bán lẻ.
Cả nước hiện có 48 kho lạnh làm dịch vụ bảo quản nông thủy sản với công suất khoảng 700.000 palet và hàng nghìn kho lạnh với tổng công suất bảo quản ước đạt 2 triệu tấn sản phẩm phục vụ cho một số thị trường nhất định (chủ yếu là xuất khẩu
Theo ông Trương Đình Hòe, các doanh nghiệp vẫn sẽ chủ động đầu tư vào hệ thống kho lạnh tùy theo nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, để sớm tăng công suất kho chứa lạnh, nhà nước nên có các chính sách ưu đãi để khuyến khích doanh nghiệp tham gia. VASEP cũng đã kiến nghị nhà nước sớm có những hỗ trợ đối với doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực này, như: hỗ trợ lãi suất 0% trong 2 năm đầu và giảm lãi suất 50% trong 4 năm tiếp theo đối với các khoản cho vay dài hạn để đầu tư xây dựng kho lạnh có sức chứa tối thiểu 5.000 pallet (khoảng 5.000 tấn). Ngoài ra, cần hỗ trợ giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho 2 năm đầu kể từ khi kho lạnh đi vào vận hành.
 “Các gói tín dụng hiện nay tuy có lãi suất thấp nhưng cần đảm bảo mọi doanh nghiệp tiếp cận được dễ dàng, nhất là đối tượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã nông nghiệp để có khả năng phục hồi sản xuất nhanh và xuất khẩu ngay vào các thị trường khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát và suy giảm” – ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết.
Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp
23/ 180.000 tấn vải thiều Bắc Giang giữa đại dịch
Vải thiều Bắc Giang được trồng ở vùng an toàn dịch bệnh 
 Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang tại cuộc làm việc với Bộ Công thương, hiện nay, trên địa bàn tỉnh này có trên 28.000ha vải thiều, sản lượng 180.000 tấn đã vào vụ thu hoạch.
Các loại trái cây khác cũng có hàng nghìn ha đang và chuẩn bị thu gồm trên 600ha dứa, sản lượng 15.000 tấn; trên 33.000ha nhãn với sản lượng khoảng 20.000 tấn cùng 22.000 ha na, sản lượng khoảng 15.000 tấn sẽ cho thu hoạch từ tháng 7 đến hết tháng 8-2021. Bên cạnh đó, một loạt nông sản khác như cam, bưởi, táo… cho thu hoạch từ nay đến cuối năm. 
Tỉnh còn có trên 1.100ha rau các loại, sản lượng khoảng 20.000 tấn. Ngoài ra còn có gần 1 triệu con heo, sản lượng thịt 44.000 tấn; gần 20 triệu gia cầm ước sản lượng gần 10.000 tấn và  trên 12.000ha diện tích nuôi thủy sản, sản lượng gần 17.000 tấn…
Do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ sản phẩm nông sản, đặc biệt là việc lưu thông, vận chuyển nông sản từ Bắc Giang sang các địa phương khác và ngược lại, cũng như xuất khẩu qua các cửa khẩu đang gặp khó khăn.
Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, tỉnh Bắc Giang đã chủ động xây dựng kế hoạch cách ly tất cả các đối tượng F1.  Vận động người dân trong vùng vải thiều không đi khỏi địa bàn; lập các tổ chốt kiểm soát phòng dịch đối với người, phương tiện ra vào. Đồng thời kiểm tra y tế các mã vùng trồng, chủ vườn, các cơ sở đóng gói, sơ chế, lái xe và phương tiện vận chuyển, người lao động tham gia thu hái, đóng gói, vận chuyển vải thiều… 
Kỳ vọng chợ thương mại điện tử
Dù kịch bản nào thì từ đầu vụ, UBND tỉnh Bắc Giang sẽ cùng với Cục Xúc tiến thương mại, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) kết nối với các hệ thống phân phối bán lẻ, tập đoàn, siêu thị lớn như: Central Retail, MM Mega Market Việt Nam, Vinmart & Vinmart+, Aeon, Lotte… cùng các chợ đầu mối nông sản, trái cây lớn ở Hà Nội, TPHCM để giúp bà con tiêu thụ.
Tỉnh cũng đề nghị Bộ Công thương hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng online. Đặc biệt năm 2021, tỉnh này tổ chức gian hàng bán vải thiều trên sàn thương mại điện tử Alibaba.
Đối với thị trường xuất khẩu, Bắc Giang cho biết đang kết nối với Cục Xúc tiến thương mại, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công thương) và các thương vụ Việt Nam tại các quốc gia xuất khẩu vải thiều để kết nối, thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều được thuận lợi.
Bên cạnh đó, đề nghị Tham tán kinh tế – thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán và cơ quan Thương vụ của Việt Nam tại TP Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây) và tại TP Côn Minh (tỉnh Vân Nam) của Trung Quốc thúc đẩy tổ chức sự kiện xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các điều kiện hỗ trợ tiêu thụ quả vải qua cửa khẩu và tại thị trường Trung Quốc. 
Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng
BSA Tổng hợp
Văn phòng phẩm Xukiva: Tiện lợi với giá cả hợp lý