Tiêu điểm: 5 dự đoán về thay đổi của thị trường trong mùa lễ hội cuối năm 2024
ROKT – một công ty toàn cầu về các giải pháp phần mềm và công nghệ thương mại điện tử đã thực hiện báo cáo “The Hottest Holiday Season Ever”, mang đến cái nhìn sâu sắc về 5 xu hướng tiêu dùng nổi bật nhất trong mùa lễ hội 2024, dựa trên những thay đổi quan trọng của thị trường.
1. Hình thức “Mua trước – Trả sau” và thanh toán trực tuyến ngày càng được ưu tiên
Theo báo cáo của Research and Markets, tổng thanh toán BNPL dự kiến đạt 1.123 triệu USD vào cuối năm 2022 và có tốc độ tăng 126,4% hằng năm. Hiện nay, 4/5 người tiêu dùng ở Mỹ sử dụng hình thức BNPL để mua sắm tất cả mặt hàng, từ quần áo đến đồ gia dụng. Cũng theo báo cáo này, xu hướng “Mua trước – Trả sau” tại Việt Nam cũng đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ, với dự kiến tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt 45,2% trong giai đoạn 2022-2028. Ngoài ra, tổng giá trị hàng hóa BNPL trong nước sẽ tăng từ 496,4 triệu USD vào năm 2021 lên mức ấn tượng 10,528 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt 45,2% trong giai đoạn 2022-2028.
2. Tận dụng AI “lắng nghe” nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng
Trước đây, các công cụ tự động hóa chủ yếu tập trung vào việc tối ưu hóa việc phân phối quảng cáo. Tuy nhiên, việc phân khúc khách hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Với sự ra đời của AI, các nhà tiếp thị có thể tự động hóa toàn bộ quy trình, từ việc phân tích dữ liệu khách hàng để tạo ra các phân khúc chi tiết, cho đến việc cá nhân hóa nội dung quảng cáo một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này giúp các nhà tiếp thị có thể tiếp cận khách hàng một cách chính xác hơn ở mọi giai đoạn trong hành trình mua hàng, đặc biệt là trong mùa lễ hội sắp tới.
3. Sự xuất hiện của “Black Fall”: Xu hướng kéo dài mùa giảm giá Black Friday
Trong những năm gần đây, Black Friday đã trở thành một hiện tượng mua sắm quen thuộc tại Việt Nam. Tuy nhiên, khác với truyền thống ở Mỹ, ngày hội giảm giá này không cố định vào cuối tháng 11 mà thường kéo dài từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12, thậm chí có thể diễn ra sớm hơn tùy theo chiến lược của từng nhà bán lẻ. Sự linh hoạt này giúp người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để săn tìm những ưu đãi hấp dẫn.
4. Tái cân bằng giữa mua sắm trực tuyến và cửa hàng truyền thống
Khác với trước đây, khi khách hàng chủ yếu mua sắm tại các cửa hàng truyền thống, ngày nay, hành vi mua sắm của họ đã trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Từ TikTok, mạng xã hội đến các cửa hàng tạm thời, khách hàng có thể mua sắm ở bất cứ đâu.
Trong những thời điểm quyết định mua hàng, đặc biệt là trong mùa lễ hội, mức độ liên quan của quảng cáo đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nhờ công nghệ kết nối dữ liệu mua hàng theo thời gian thực, các quảng cáo không chỉ hiển thị đúng sản phẩm mà còn đi kèm với những ưu đãi hấp dẫn, cá nhân hóa cho từng khách hàng. Với tỷ lệ tương tác lên đến 5-7%, điều này có thể mang đến những trải nghiệm mua sắm trực tuyến ấn tượng và hiệu quả hơn trong năm nay.
5. Gia tăng trải nghiệm mua sắm ý nghĩa từ các hoạt động xã hội
Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các vấn đề xã hội và mong muốn các thương hiệu họ ủng hộ cũng chia sẻ những giá trị đó. Hình thức “cho đi” này không chỉ là một cách để thể hiện sự trân trọng với khách hàng mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội của mình. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội này để xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực bằng cách hợp tác với các tổ chức từ thiện, quyên góp hoặc tài trợ cho các dự án cộng đồng.
Việc kết hợp các hoạt động từ thiện vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến đã tạo ra một hình thức tiêu dùng mới, vừa đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng, vừa mang lại ý nghĩa xã hội. Khách hàng có thể vừa mua sắm những món quà ý nghĩa cho người thân, vừa đóng góp cho những mục đích cao cả. Điều này không chỉ giúp khách hàng cảm thấy hài lòng mà còn tạo nên một cộng đồng những người tiêu dùng có trách nhiệm.
1. Tranh cãi về việc sử dụng sữa cá trong chương trình bữa trưa miễn phí tại Indonesia: Lợi ích và thách thức
Việc sử dụng “sữa cá” làm thành phần trong chương trình bữa trưa miễn phí của Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto đang gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận. Sữa cá được sản xuất từ chiết xuất protein cá hoặc thủy phân protein cá, thường từ các loại cá rẻ tiền và dồi dào. Quy trình sản xuất biến protein cá thành bột, sau đó pha thành chất lỏng và thêm hương liệu để che đi mùi vị đặc trưng của cá. Sự quan tâm đến việc sử dụng sữa cá trong chương trình bữa trưa miễn phí bắt đầu vào tháng 9/2023 khi ông Sis Apik Wijayanto, Giám đốc điều hành của công ty thực phẩm ID Food, công bố rằng đang có các nghiên cứu tìm kiếm giải pháp thay thế sữa bò, trong đó sữa cá là một lựa chọn.
Chương trình bữa trưa miễn phí dự kiến sẽ khởi động vào tháng 1/2025, với chi phí lên đến 71 nghìn tỷ rupiah (khoảng 5,9 tỷ USD), và sẽ cung cấp bữa trưa hàng ngày cho toàn bộ trẻ em trên toàn quốc. Việc thiếu hụt nguồn cung sữa bò trong nước đang tạo ra áp lực lớn cho chương trình này. Theo dữ liệu chính thức, sản xuất sữa bò tươi nội địa chỉ đáp ứng khoảng 22,7% nhu cầu trong nước, phần còn lại phải nhập khẩu. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ sữa tại Indonesia ngày càng tăng, với mức tiêu thụ sữa trung bình đầu người tăng từ 2.044 ml vào năm 2018 lên 2.056 ml vào năm 2023, trong khi sản lượng sữa bò lại giảm từ 951.003 tấn xuống còn 837.223 tấn trong cùng thời kỳ.
Sữa cá, được chính phủ Indonesia giới thiệu vào năm 2023, là một phần của chiến lược khai thác và phát triển các sản phẩm từ thủy sản của Bộ Hàng hải và Thủy sản nhằm tận dụng nguồn tài nguyên cá phong phú của quốc gia này. Một số công ty nội địa, như Beri Protein, đã tham gia vào việc phát triển và sản xuất sữa cá, hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước như ID Food để quảng bá và mở rộng quy mô sản xuất. Sữa cá hiện đang được bán trên các nền tảng thương mại điện tử tại Indonesia, mặc dù chủ yếu được sử dụng làm phụ gia thực phẩm hoặc bổ sung dinh dưỡng thay vì là sản phẩm thay thế trực tiếp cho sữa bò.
Mặc dù sữa cá được coi là một giải pháp tiềm năng nhằm giảm sự phụ thuộc vào sữa bò, nhưng vẫn còn nhiều lo ngại từ phía các chuyên gia dinh dưỡng và cộng đồng. Một số người chỉ trích lo ngại rằng sữa cá có thể chứa hàm lượng đường cao và chưa có đủ nghiên cứu khoa học về lợi ích sức khỏe lâu dài. Một số ý kiến cũng chỉ ra rằng sữa cá có thể gây dị ứng cho một số người, và hương vị cũng như kết cấu của nó, bao gồm mùi vị cá mạnh và độ lỏng hơn so với sữa bò, có thể không phù hợp với khẩu vị của nhiều trẻ em. Bà Fitri Hudayan, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc gia Dr. Cipto Mangunkusumo ở Jakarta, cảnh báo về nguy cơ dị ứng và thiếu dữ liệu về hiệu quả của sữa cá trong việc cung cấp dinh dưỡng.
Tuy nhiên, sữa cá cũng có những ưu điểm được ủng hộ bởi một số chuyên gia và quan chức. Đầu tiên, nó được xem là một sản phẩm thân thiện với môi trường hơn so với sữa bò, vốn yêu cầu nhiều tài nguyên và có tác động tiêu cực lớn hơn đến môi trường. Sản phẩm này cũng được quảng bá là chứa các axit amin thiết yếu, Omega 3 và Omega 6 tự nhiên, có lợi cho sự phát triển não bộ, tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung và trí thông minh của trẻ em. Các quan chức như Bộ trưởng Hợp tác xã và Doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông Teten Masduki, cũng nhấn mạnh rằng sữa cá có thể được sản xuất với chi phí thấp và dễ dàng tăng cường sản xuất khi cần thiết, vì Indonesia có nguồn tài nguyên cá rất dồi dào.
Ngoài vấn đề sữa cá, chương trình bữa trưa miễn phí còn gặp phải một số tranh cãi khác. Vào ngày 11/9, chính phủ Indonesia thông báo sẽ chi 10 triệu rupiah để trả tiền cho các influencer nhằm quảng bá cho chương trình này. Động thái này đã khiến một số người dân phản ứng trái chiều, đặc biệt là trong bối cảnh chương trình đã bắt đầu thử nghiệm tại các khu vực như Đông Java và Trung Java. Bộ trưởng Thông tin, ông Budi Arie Setiadi, giải thích rằng chính phủ đang cố gắng sử dụng mọi kênh truyền thông để giúp người dân hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của chương trình bữa trưa miễn phí, nhất là khi hơn 20% trẻ em dưới 5 tuổi tại Indonesia bị suy dinh dưỡng và chậm phát triển vào năm 2022, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc.
Nguồn : Tổng hợp
2. Doanh nghiệp gồng mình khôi phục sản xuất sau bão lũ
Sau cơn bão số 3 (Yagi), cộng đồng doanh nghiệp tại các địa phương phía Bắc bắt đầu dọn dẹp và khôi phục hoạt động sản xuất – kinh doanh. Tuy nhiên cũng còn nhiều đơn vị khác đang tạm dừng hoạt động do những khó khăn khách quan.
Ngay khi cơn bão đi qua, nỗ lực phục hồi sản xuất – kinh doanh là công việc được nhiều doanh nghiệp, đơn vị tại các khu công nghiệp (KCN) tập trung triển khai.
Không may mắn như doanh nghiệp hoạt động trong KCN, doanh nghiệp thuỷ sản các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng chịu tổn thất nặng nề về tài sản. Mức tổn thất ước tính tại các nhà máy ít nhất khoảng 300-400 triệu đồng. Thậm chí, cũng có nơi tổn thất gần 100 tỉ đồng.
3. Nóng: Grab bị điều tra, nguy cơ bị đình chỉ dịch vụ 30 ngày tại một quốc gia Đông Nam Á
Tờ SCMP cho hay các cơ quan quản lý tại Philippines đang điều tra một vụ cướp và tấn công tình dục của tài xế Grab với một phụ nữ Việt Nam.
Cơ quan quản lý vận tải đường bộ (LTFRB) của nước này cho biết Grab có thể bị đình chỉ trong ít nhất 30 ngày nếu bị phát hiện có hành vi tắc trách, vi phạm các quy định về bảo vệ khách hàng.
4. Thời của cà phê châu Phi ở thị trường Trung Quốc
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu cà phê từ châu Phi, quê hương khởi thủy của hai loại cà phê phổ biến nhất hiện nay là robusta và arabica. Năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu các sản phẩm cà phê trị giá 165,1 triệu đô la Mỹ từ châu Phi, theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Nhờ chất lượng và hương vị khác biệt, cà phê sản xuất tại châu Phi được người tiêu dùng ở nền kinh tế thứ hai thế giới ngày càng đón đón nhận. Thương mại điện tử giúp loại bỏ các khâu trung gian, cho phép nông dân và doanh nghiệp châu Phi bán cà phê trực tiếp cho khách hàng Trung Quốc.
Nhập khẩu các sản phẩm cà phê châu Phi vào Trung Quốc ngày càng tăng một phần là nhờ “luồng xanh” được cấp cho một số sản phẩm nông nghiệp châu Phi, bao gồm cà phê. Đây là cơ chế rút ngắn thời gian kiểm tra, kiểm dịch và mở rộng danh sách sản phẩm nông nghiệp được miễn thuế khi nhập khẩu vào Trung Quốc, tạo thêm cơ hội thị trường cho các đặc sản nông nghiệp của châu Phi.
5. Hàng Việt lên sàn thương mại điện tử thế giới: Quá chông gai
Trong khi các nhà bán hàng quốc tế có thể dễ dàng mở gian hàng trên các nền tảng thương mại điện tử và bán hàng vào Việt Nam, hành trình đưa hàng Việt ra thế giới vô cùng gian nan.
Mấu chốt của vấn đề nằm ở việc hàng Việt thiếu một bệ đỡ hệ thống logistics quốc tế và hệ thống thanh toán liền mạch, thuận tiện.
Ngoài việc phải chứng minh và tuân thủ các yêu cầu về chất lượng hàng hóa, nhà bán hàng cũng phải tìm ra được mức chi phí cũng như thời gian vận chuyển hợp lý với hàng hóa và khách hàng của họ. Đây là những yếu tố ngoài tầm kiểm soát của các nhà bán hàng Việt Nam.
6. Ấn Độ cáo buộc Samsung, Xiaomi vi phạm luật cạnh tranh
Trích dẫn một báo cáo, hãng Reuters đưa tin Samsung, Xiaomi và các công ty sản xuất điện thoại thông minh khác đã vi phạm luật cạnh tranh khi bắt tay với Amazon và Flipkart để tung ra mắt các sản phẩm độc quyền trên các sàn thương mại điện tử tại Ấn Độ.
Cuộc điều tra chống độc quyền do Ủy ban Cạnh tranh Ấn Độ (CCI) thực hiện cho thấy Amazon và Flipkart đã vi phạm luật cạnh tranh khi ưu tiên một số nhà bán lẻ và gây thiệt hại cho các công ty khác.
7. Phương Tây đau đầu với các gói hàng giá rẻ của Shein và Temu
Vài tháng qua, quy tắc “de minimis” nổi lên như một chủ đề gây chú ý tại Mỹ, tiềm ẩn rủi ro trở thành một cuộc chiến thương mại mới, theo Le Monde. Hôm 26/8, sự quan tâm bùng lên khi PDD – công ty mẹ của Temu – gây chấn động với doanh số quý II tăng gần 90%.
“De minimis” tức là “quá nhỏ để có ý nghĩa” (too small to be meaningful). Nó cho phép các gói hàng dưới một ngưỡng giá trị nhất định được miễn thuế và kiểm tra hải quan. Mức này tại Mỹ là 800 USD và 150 euro ở Liên minh châu Âu (EU).
Tại EU, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết 2 tỷ bưu kiện có giá trị khai báo dưới 150 euro được nhập vào khu vực này năm ngoái. EC cho rằng “khối lượng thương mại điện tử khổng lồ đang thử thách giới hạn của hải quan”.
Cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch xem xét lại quy tắc “de minimis”, trong khi EU cũng có kế hoạch tương tự. Tuy nhiên, kế hoạch chi tiết về biện pháp và giới hạn mới chưa được công bố.
Trong khi đó, ở châu Âu, EU đã thảo luận về việc bỏ giới hạn 150 euro như một phần của dự án cải cách hải quan do EC đề xuất vào tháng 5/2023. Họ đang tìm cách đẩy nhanh việc thống nhất phương án để chống lại sự gia tăng của hàng nhập khẩu giá rẻ.
1. ‘Vạ miệng’ truyền thông ‘trích 1k mỗi ly nước’ ủng hộ khắc phục hậu quả thiên tai, Katinat nhận phản ứng dữ dội của khách hàng
Mới đây, chuỗi đồ uống KATINAT thông báo trên Fanpage chính thức của mình với nội dung “sẽ trích 1k/ly nước bán tại hệ thống cửa hàng từ ngày 12.9 – 30.9 để đồng hành cùng miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai”. Hãng chủ động trích ra từ doanh thu thực tế, và sẽ được công khai theo từng giai đoạn kèm kế hoạch triển khai cụ thể.
Ngay sau khi thông báo này đăng tải, đã có rất nhiều khách hàng bày tỏ sự không đồng tình với cách làm của nhãn hàng này.
Cụ thể, nhiều người cho rằng KATINAT đang “lợi dụng tình hình mưa lũ ở miền Bắc đề kích thích kinh doanh của hãng” và việc trích ra 1k lợi nhuận trên mỗi ly nước không cho thấy sự thành ý trong việc ủng hộ mà trái lại có phần “hướng theo tình hình mưa lũ ở miền Bắc vào việc kinh doanh của hãng”.
1. AI hỗ trợ dự báo đường đi bão tại Đài Loan: Bước tiến mới nhưng cần thêm thời gian để hoàn thiện
Cơn bão nhiệt đới Bebinca đang tiến về phía vùng biển phía bắc Đài Loan, có khả năng trở thành bão lớn, và các nhà dự báo thời tiết tại Đài Bắc đang sử dụng phương pháp mới – trí tuệ nhân tạo (AI) – để theo dõi đường đi của bão. Các dự báo bằng AI, bao gồm phần mềm từ các công ty công nghệ lớn như Nvidia, đã thể hiện độ chính xác cao hơn so với các phương pháp truyền thống.
Trong tháng 7, các mô hình thời tiết dựa trên AI lần đầu tiên được sử dụng ở Đài Loan để dự đoán đường đi của bão Gaemi, cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào hòn đảo trong 8 năm qua. AI đã dự đoán chính xác tác động và đường đi của bão trước khi nó đổ bộ, thậm chí trước 8 ngày, vượt xa các mô hình truyền thống.
Hiện tại, AI đang được sử dụng để theo dõi bão Bebinca, giúp các nhà dự báo, bao gồm Lin Ping-yu từ Cục Khí tượng Trung ương Đài Loan (CWA), tự tin rằng bão sẽ không đổ bộ trực tiếp. Các chương trình AI như FourCastNet của Nvidia, GraphCast của Google và Pangu-Weather của Huawei đều đang cạnh tranh để trở thành công cụ dự báo chính xác nhất.
Các mô hình AI này sử dụng dữ liệu thời tiết lịch sử để học các mối quan hệ nhân quả của hệ thống khí tượng và có thể dự đoán hàng trăm biến số chỉ trong vài phút. Từ đầu năm 2024 đến giữa tháng 9, độ chính xác của AI trong việc dự đoán đường đi của bão ở Thái Bình Dương Tây đã cao hơn gần 20% so với các mô hình truyền thống.
Trong trường hợp của bão Gaemi, AI đã giúp dự đoán chính xác quỹ đạo phức tạp của bão, dẫn đến cảnh báo sớm và chính xác về lượng mưa 1,8 mét. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng AI vẫn chưa đạt đủ khả năng dự đoán chi tiết về cường độ và sức gió của bão. Việc tiếp tục theo dõi và cải tiến công nghệ này sẽ là cần thiết để AI thực sự vượt qua các phương pháp truyền thống trong tương lai.
Nguồn: Tổng hợp
2. OpenAI hé lộ o1 có khả năng lý luận giống con người, vượt trội GPT-4o
OpenAI hôm 12.9 ra mắt loạt mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) được thiết kế để dành nhiều thời gian hơn xử lý câu trả lời cho truy vấn, nhằm giải quyết những vấn đề khó.
Trong bài đăng trên blog, OpenAI cho biết o1 đạt điểm 83% trong kỳ thi vòng loại Olympic Toán học Quốc tế, so với 13% của mô hình AI trước đó là GPT-4o.
Công ty cho biết o1 cải thiện hiệu suất với các câu hỏi lập trình cạnh tranh và vượt qua độ chính xác ở cấp độ tiến sĩ của con người trên thước đo những vấn đề khoa học.
1. Ngân hàng Thế giới đồng thuận mua tín chỉ carbon trong đề án trồng lúa giảm phát thải
Ngày 16/9/2024, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã tiếp bà Mariam Sherman, tân Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam. Trong buổi gặp, hai bên thảo luận về các dự án phát triển nông nghiệp bền vững và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị WB hỗ trợ xây dựng các công trình thủy lợi lớn và cấp nước sinh hoạt cho các vùng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn.
WB cam kết hỗ trợ Việt Nam thông qua các cơ chế tài chính mới, bao gồm cơ chế chi trả tiền giảm phát thải carbon dựa trên kết quả (PforR), nhằm thúc đẩy giảm phát thải trong ngành lúa gạo. Hiện 12 tỉnh trong đề án 1 triệu ha lúa đang nỗ lực đáp ứng yêu cầu này.
Bà Sherman cũng chia sẻ về thành công của dự án Giảm phát thải tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, đồng thời đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc giảm phát thải carbon. WB sẽ tiếp tục hỗ trợ các sáng kiến phát triển rừng bền vững và hy vọng Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu giảm phát thải carbon trong nông nghiệp, đặc biệt là ngành lúa gạo.
2. Tập đoàn Hàn Quốc đầu tư 200 triệu USD sản xuất thiết bị điện gió tại Long An
Tập đoàn CW Wind Corp của Hàn Quốc đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) để thuê lại đất tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An, với mục đích xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện gió quy mô lớn, với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 200 triệu USD. Đây là một phần trong chiến lược mở rộng đầu tư của CW Wind tại Việt Nam, sau khi đã thành công với dự án tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhà máy sẽ được đặt tại khu công nghiệp Đông Nam Á Long An, do tập đoàn Đồng Tâm làm chủ đầu tư, và có khả năng sản xuất hàng chục ngàn đơn vị thiết bị điện gió mỗi năm, từ 500 đến 4.000 tấn/thiết bị.
Long An hiện đang là điểm sáng thu hút đầu tư FDI với vị trí chiến lược và hạ tầng phát triển mạnh mẽ. Tỉnh này đã đứng thứ hai cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2023, với điểm số 70,94, chỉ sau Quảng Ninh. Lãnh đạo tỉnh Long An đã bày tỏ niềm tin vào khả năng quản lý và chất lượng của CW Wind, và hy vọng rằng dự án sẽ góp phần nổi bật trong khu vực, đồng thời quảng bá hình ảnh tỉnh ra quốc tế và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tiềm năng.
3. Năng lượng tái tạo toàn cầu bị lãng phí vì thiếu đầu tư mạng lưới điện
Năng lượng tái tạo đang thu hút nguồn vốn lớn trên toàn cầu, nhưng gặp khó khăn do không thể kết nối vào lưới điện. Các nước như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước châu Âu, ASEAN đang nỗ lực nâng cấp lưới điện và phát triển các dự án năng lượng xuyên biên giới. Mạng lưới truyền tải điện chậm phát triển so với tốc độ của các dự án năng lượng tái tạo, gây lãng phí năng lượng sạch tương đương công suất 480 nhà máy điện hạt nhân.
Mặc dù đầu tư vào năng lượng sạch đạt 670 tỉ đô la vào năm 2023, chỉ 330 tỉ đô la được đầu tư vào hạ tầng lưới điện. Tại Mỹ, 1.500 GW năng lượng tái tạo không thể hòa lưới. Ở châu Âu, tổng công suất chờ kết nối lưới điện là 860 GW. Nhật Bản, Trung Quốc và các nước châu Âu đang đầu tư lớn vào việc mở rộng lưới điện, trong khi các nước ASEAN cũng đang hợp tác phát triển các dự án năng lượng tái tạo liên kết xuyên biên giới.
Nếu không giải quyết kịp thời vấn đề thiếu hụt lưới điện, tỷ lệ năng lượng tái tạo toàn cầu có thể giảm, buộc các quốc gia quay lại sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
1. Sắp vào mùa lễ hội cuối năm, Mỹ chọn mua nhiều tôm Việt Nam
Tôm Việt Nam đang có cơ hội lớn tại thị trường Mỹ, đặc biệt khi mùa lễ hội cuối năm đang đến gần. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá tôm chân trắng xuất khẩu sang Mỹ đã tăng từ 9,6 USD/kg lên hơn 10,2 USD/kg, và tôm sú dao động từ 14,9-19,3 USD/kg. Trong 8 tháng đầu năm, tôm Việt xuất khẩu sang Mỹ đạt hơn 450 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân chủ yếu là nhu cầu tiêu thụ tôm tại Mỹ tăng mạnh vào các dịp lễ hội cuối năm, lạm phát giảm giúp cải thiện sức mua, cùng với dự báo sản lượng tôm toàn cầu năm 2024 giảm 5%. Tôm Việt Nam, đặc biệt là tôm chân trắng, trở thành lựa chọn ưu tiên do các vấn đề về kháng sinh trong tôm từ Ecuador và Ấn Độ. Các doanh nghiệp Mỹ đã liên hệ đặt hàng sớm để đáp ứng nhu cầu tiệc tùng.
Mặc dù tôm Việt đang có lợi thế tại Mỹ, các doanh nghiệp cũng đang mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Trung Quốc để phát triển bền vững.
2. Xuất khẩu nông sản Việt sang Mỹ: Số lượng nhiều những giá trị chưa cao
Việt Nam xuất khẩu nhiều nông sản sang Mỹ, nhưng chủ yếu là nguyên liệu thô, khiến giá trị xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng. Trong 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Mỹ đạt 8,58 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu, do nhiều sản phẩm xuất thô, không nhãn mác, sau đó được chế biến và bán dưới tên thương hiệu nước ngoài. Để khắc phục, doanh nghiệp cần áp dụng các quy định trong Luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA) của Mỹ, đặc biệt là chương trình xác minh nhà cung cấp nước ngoài (FSVP). Các bước như kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh, và hiện đại hóa quy trình sản xuất là cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thị trường Mỹ. Đồng thời, Việt Nam đang tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông sản khác vào Mỹ. Chính phủ cũng hỗ trợ hiện đại hóa sản xuất và phát triển nông nghiệp bền vững để giúp doanh nghiệp Việt nâng cao giá trị xuất khẩu.
3. Giảm phát thải và phát triển xanh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
Ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam chịu tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu, đồng thời là nguồn phát thải khí nhà kính đáng kể. Vì vậy, phát triển bền vững và giảm phát thải trong ngành thủy sản và chăn nuôi đang là yêu cầu cấp bách. Với tiềm năng lớn từ bờ biển dài và hệ thống sông ngòi, ngành thủy sản đã đóng góp đáng kể cho kinh tế nông nghiệp và xuất khẩu. Tuy nhiên, những thách thức như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và rào cản thương mại đang gây nhiều khó khăn cho ngành. Để đối phó, ngành thủy sản cần áp dụng công nghệ thích ứng và chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn.
Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến sự biến động mạnh, với Indonesia thông báo mời thầu mua 450.000 tấn gạo trắng 5% tấm vào tháng 9, mức cao kỷ lục từ đầu năm. Lượng gạo này sẽ được nhận tại cảng Indonesia từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2024.
Đồng thời, Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu. Cụ thể, vào ngày 13/9, Ấn Độ quyết định bỏ giá sàn xuất khẩu đối với gạo basmati, vốn được áp dụng sau lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati từ ngày 20/7/2023. Ban đầu, giá sàn được đặt ở mức 1.200 USD/tấn và sau đó giảm xuống 950 USD/tấn nhằm kiểm soát xuất khẩu gạo non-basmati. Việc nới lỏng này giúp cải thiện nguồn cung nhưng vẫn chưa đủ để bù đắp cho sự thiếu hụt toàn cầu, do lệnh cấm gạo trắng non-basmati vẫn còn hiệu lực.
Giá gạo trên thế giới cuối tuần trước có xu hướng giảm, với gạo 5% tấm của Việt Nam và Thái Lan ở mức 563 USD/tấn, trong khi Pakistan là 537 USD/tấn.
5. Hàng chục ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
Do ảnh hưởng của bão Yagi, mưa lớn và nước lũ dâng cao đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho làng trồng đào và quất Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Hàng chục hecta đất trồng bị ngập úng, khiến gần 1.000 gốc đào mất trắng. Mặc dù nhiều chủ vườn đã cố gắng di dời cây, nhưng nước lũ dâng quá nhanh, gây thiệt hại lớn. Khi nước rút, bùn dày che phủ các khu vực trồng cây, và nhiều cây đào bị hư hỏng nghiêm trọng.
Người dân Nhật Tân cho biết, việc khôi phục vườn đào có thể kéo dài từ 2 đến 3 năm, một thời gian dài và đầy thử thách đối với người trồng. Những gốc đào chuẩn bị cho Tết Nguyên đán 2025 đã bị ngập sâu 3-4 mét, nhiều cây không thể hồi phục. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 105ha, ảnh hưởng đến hàng nghìn gốc đào ở Nhật Tân và Phú Thượng.
Năm nay, người nuôi tôm ở miền Tây đối mặt với nhiều khó khăn do dịch bệnh và giá tôm giảm mạnh. Nhiều hộ nuôi tôm, như ông Nguyễn Văn Kha ở Sóc Trăng, cho biết tôm chết hàng loạt trước khi đạt kích cỡ bán ra, khiến họ lỗ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu cảnh báo nếu tình trạng này kéo dài, nhiều hộ sẽ phải treo ao, dẫn đến thiếu nguyên liệu cho xuất khẩu, làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam.
Nguyên nhân được cho là do thời tiết bất lợi, môi trường ô nhiễm, và chất lượng con giống không đảm bảo. Giá thức ăn và chi phí nuôi tôm tiếp tục tăng trong khi giá tôm bán ra giảm, làm người nuôi gặp khó khăn trong việc duy trì sản xuất. Một số người nuôi nghi ngờ con giống bị bệnh, dù đã mua từ các công ty có tiếng.
Ngành tôm đối diện nguy cơ thiếu nguyên liệu cho chế biến, trong khi nhu cầu xuất khẩu vẫn lạc quan. Các chuyên gia kêu gọi cần có giải pháp kịp thời từ cơ quan chức năng để cứu vãn ngành nuôi tôm.
1. Du thuyền Hạ Long tổn thất vì bão Yagi ‘nặng hơn Covid’
Ngành du thuyền tại Hạ Long chịu thiệt hại nặng nề sau bão Yagi, thậm chí nặng hơn cả đại dịch Covid-19. Theo Sở Du lịch Quảng Ninh, bão đã làm đắm và hư hỏng nhiều tàu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài chính của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp du lịch đối diện với nguy cơ phá sản, hàng nghìn lao động bị ảnh hưởng. Bão Yagi khiến 27 tàu du lịch và 4 tàu chuyển tải tại Quảng Ninh bị đắm, và 23 tàu thuyền tại Hải Phòng bị hư hỏng. Các doanh nghiệp như Lux Group, sở hữu nhiều du thuyền và cano, bị thiệt hại lớn nhưng may mắn không có thiệt hại về người. Một số cơ sở lưu trú và dịch vụ khác cũng bị hư hại nặng, đặc biệt tại Hạ Long, Vân Đồn và Cẩm Phả. Mặc dù các cơ sở lưu trú đã nhanh chóng khắc phục, các doanh nghiệp du thuyền cần sự hỗ trợ từ chính quyền để hồi phục. Các công ty lữ hành ít bị ảnh hưởng hơn, nhưng du lịch nội địa vẫn gặp khó khăn. Nhiều tour du lịch đã phải hoãn hoặc hủy do bão, đặc biệt là những tour xuất phát từ miền Bắc.
2. ‘Mùa vàng’ trên ruộng bậc thang ở Hà Giang, Yên Bái sau bão lũ
Mặc dù trải qua đợt bão lũ, nhưng nhiều địa điểm ngắm ruộng bậc thang “mùa vàng” nổi tiếng ở Yên Bái và Hà Giang vẫn giữ được vẻ đẹp. Hiện tại, lúa đã bắt đầu ngả vàng và dự kiến sẽ chín rộ trong khoảng một đến hai tuần tới.
3. Mặt bằng McDonald’s sắp trả tại quận 1 đắt cỡ nào?
McDonald’s Việt Nam thông báo đóng cửa chi nhánh McDonald’s Bến Thành từ ngày 19/9, sau 10 năm hoạt động. Đây là một trong những cửa hàng đầu tiên và lớn nhất của chuỗi tại Việt Nam, tọa lạc tại địa chỉ 2-2A Trần Hưng Đạo, quận 1, TP HCM, với diện tích gần 660 m² và sức chứa 260 chỗ ngồi. Mặc dù không có lý do chính thức, nhiều chuyên gia cho rằng quyết định này có thể liên quan đến kinh tế khó khăn và giá mặt bằng tăng cao.
Theo báo cáo từ batdongsan.com.vn, giá mặt bằng khu vực này đã tăng 16% trong vòng 1 năm qua, với giá thuê trung bình khoảng 183 triệu đồng/tháng. Mức giá cho mặt bằng của McDonald’s Bến Thành được ước tính khoảng 14.000-15.000 USD/năm, cao hơn 15-20% so với trước đây. Sau khi McDonald’s trả mặt bằng, nhiều thương hiệu F&B đã quan tâm thuê lại. Ngoài ra, thị trường cho thuê tại khu vực quận 1 cũng chứng kiến sự gia tăng giá mặt bằng, dù có nhiều địa điểm vẫn không được thuê trong thời gian dài. Một số tin đồn về mặt bằng khác như tòa nhà Thái Công cũng được lan truyền, nhưng đã bị phủ nhận.
1. 13 dự án đầu tiên vào vòng Chung kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án khởi nghiệp xanh – Phát triển bền vững lần 10-2024
Ngày 15-9, tại Hội trường Không gian làm việc chung tỉnh Đồng Tháp, Ban tổ chức Cuộc thi Ý tưởng/Dự án khởi nghiệp xanh – Phát triển bền vững lần thứ 10-2024 đã công bố danh sách 13 dự án vào vòng chung kết. Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Tháp là những địa phương có nhiều dự án nhất trong vòng này.
Cuộc thi phân chia các dự án thành hai bảng. Bảng A gồm 6 dự án như “Bánh phồng nấm rơm” của An Giang, “Nano bồ Hòn Sapin” và “Bánh củ mì nhân thịt lowcarb” của TP.HCM, và các dự án từ Trà Vinh như “Sản xuất gỗ nhân tạo từ rơm.” Bảng B có 7 dự án, bao gồm “Nâng tầm giá trị của chiếc chiếu truyền thống” của An Giang và “Sản xuất trà OolongSen” của Đồng Tháp.
Theo TS Phan Văn Minh, cuộc thi năm nay đa dạng về chủ đề và có nhiều sinh viên tham gia. Ông nhấn mạnh rằng các dự án mang tính khoa học cần trau chuốt hơn trong phần trình bày, trong khi một số dự án đã bước vào giai đoạn thương mại hóa và tiếp cận thị trường.
Việt Nam đang có nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư công nghệ nhờ dân số trẻ, am hiểu công nghệ và sẵn sàng thích ứng với xu hướng mới. Dù “mùa đông gọi vốn” kéo dài từ năm 2022, các start-up công nghệ vẫn nỗ lực tìm nguồn tài trợ. Blockchainwork vừa huy động thành công 87.000 USD ở vòng hạt giống để phát triển nguồn nhân lực blockchain-Web3. Alternō cũng huy động 1,5 triệu USD để phát triển công nghệ pin cát, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải. Prep và NativeX gọi vốn thành công lần lượt 7 triệu USD và 4 triệu USD để phát triển nền tảng giáo dục AI.
Mặc dù tổng vốn tài trợ cho start-up công nghệ giảm mạnh, các công ty Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng thu hút đầu tư, nhất là trong lĩnh vực fintech và game với những tên tuổi lớn như MoMo và VNPay. Nhà nước cũng hỗ trợ qua các chính sách khuyến khích khởi nghiệp. Antler, quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế, đã công bố đầu tư 6 triệu USD vào thị trường Việt Nam trong 9 tháng tới, tạo cơ hội cho nhiều start-up tiềm năng phát triển.
1. 4 nhà máy Samsung tại Việt Nam thu hơn 15 tỷ USD quý II
Trong quý II/2024, Samsung Electronics ghi nhận doanh thu toàn cầu gần 55 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, và lợi nhuận sau thuế đạt 7,29 tỷ USD, tăng 471%. Tăng trưởng này chủ yếu nhờ thị trường chip nhớ thuận lợi và doanh số OLED mạnh mẽ. Bốn nhà máy của Samsung tại Việt Nam đóng góp 27% doanh thu, đạt hơn 15 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2023 nhưng giảm 10% so với quý I. Lợi nhuận từ các nhà máy này đạt 1,03 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Samsung ghi nhận doanh thu trên 108 tỷ USD và lợi nhuận sau thuế 12 tỷ USD, tăng lần lượt 18% và 403% so với năm ngoái. Nhu cầu chip nhớ phục vụ AI, bao gồm HBM, DRAM và SSD, được dự đoán là động lực tăng trưởng chính cho nửa cuối năm. Tuy nhiên, doanh số bán điện thoại thông minh giảm trong quý II do ra mắt mẫu mới ở quý I. Samsung cam kết đầu tư vào dòng Galaxy AI cao cấp để duy trì tăng trưởng dài hạn. Counterpoint Research dự đoán Samsung sẽ có hiệu suất tăng trưởng mạnh hơn trong nửa cuối năm 2024.
2. Singapore đầu tư nhà máy cà phê hơn 2.000 tỷ tại Bình Định
Tập đoàn Food Empire (Singapore) sẽ đầu tư hơn 2.002 tỷ đồng (80,74 triệu USD) vào dự án nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh tại Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định, thuộc Khu Kinh tế Nhơn Hội, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh. Nhà máy có diện tích 7,11 ha, dự kiến hoàn thành và vận hành vào đầu năm 2028 với công suất 5.400 tấn sản phẩm mỗi năm, tạo việc làm cho hơn 200 lao động. Dự án sẽ hoạt động trong 46 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Ban Quản lý Khu kinh tế Bình Định kỳ vọng nhà máy sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến của tỉnh, mang lại những sản phẩm công nghiệp mới và tạo động lực cho quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Đồng thời, dự án cũng được kỳ vọng sẽ tạo ra làn sóng đầu tư mới, đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương.
3. Ngân hàng Nhà nước muốn thu thập dữ liệu mà không cần sự đồng ý của “chủ thể dữ liệu”
Ngân hàng Nhà nước đã đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Dữ liệu, do Bộ Công an chủ trì, hiện đang được lấy ý kiến rộng rãi. NHNN đề xuất không yêu cầu sự đồng ý của “chủ thể dữ liệu” khi thu thập, số hóa và tạo lập dữ liệu trong một số trường hợp, nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật chuyên ngành. NHNN cũng khuyến nghị bổ sung quy định về việc thu thập dữ liệu qua bên thứ ba và làm rõ trách nhiệm của bên thu thập.
Ví dụ như trong các giao dịch tín dụng, NHNN nhấn mạnh rằng không thể luôn yêu cầu sự đồng ý từ chủ thể dữ liệu và đề nghị chỉ cần cam kết từ doanh nghiệp rằng đã có sự đồng ý. NHNN cũng đề nghị xem xét việc không cần sự đồng ý đối với dữ liệu công cộng.
Ngoài ra, NHNN đề nghị không bắt buộc lưu trữ dữ liệu chuyên ngành trên hạ tầng của Trung tâm Dữ liệu Quốc gia, mà có thể lưu trữ trên hạ tầng đạt chuẩn quốc tế. NHNN cũng khuyến nghị thời gian chuyển tiếp ba năm trước khi Luật có hiệu lực vào năm 2026, để các tổ chức có thời gian điều chỉnh quy trình và hệ thống tuân thủ quy định mới.
1. Việt Nam có 6 thị trường xuất khẩu tỷ đô tại ASEAN
Việt Nam có 6 thị trường xuất khẩu có kim ngạch tỷ đô là Thái Lan, Indonesia, Philippines, Campuchia, Malaysia và Singapore.
8 tháng năm 2024, Việt Nam thu về 24,6 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang ASEAN, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước.
Thái Lan tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất với giá trị 5,23 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Đứng sau là Indonesia với 4,15 tỷ USD và Philippines với 4,07 tỷ USD, tăng lần lượt 23,6% so với cùng kỳ năm trước và 17% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng trong nhóm tỷ USD, hàng hóa xuất khẩu sang Campuchia đạt 3,52 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước; Malaysia đạt 3,48 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước; Singapore với 3,46 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước.
2. Cước phí tàu biển đang giảm mạnh, xuất nhập khẩu thời gian tới sẽ chững lại
Các công ty giao nhận vận tải báo cáo rằng giá cước vận chuyển container trên các tuyến đường đông -tây chính đã giảm gần 1.000 đô la cho mỗi container 40 foot (12 mét) mỗi tuần, vì các hãng tàu cạnh tranh quyết liệt để lấp đầy tàu. Tỷ lệ tải vẫn ở mức cao từ 90%- 95%, nhưng các đơn xuất khẩu thiếu vắng đã buộc các hãng tàu phải giảm giá cước.
Thời gian vận chuyển truyền thống cho mùa bán lẻ Giáng sinh diễn ra từ tháng 8 đến tháng 9, nhưng các lô hàng đã theo tàu rời cảng từ tháng 4 năm nay. Điều này có nghĩa rằng các lô container sẽ giảm từ tháng 9 đến tháng 11, theo nghiên cứu của Huatai Futures.