Xu hướng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT)
VN có hơn 70 triệu người dùng Internet, trong đó khoảng 75% là người mua hàng trực tuyến. Thời gian qua, thị trường TMĐT VN có sự cạnh tranh giữa các nền tảng với sự thống trị của các “tay chơi” chính là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo cùng sự trỗi dậy của kênh TikTok Shop.
Báo cáo mới nhất về hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt của NielsenIQ VN chỉ ra trung bình mỗi người dân mua hàng trực tuyến gần 4 lượt mỗi tháng và dành ra hơn 8 giờ mỗi tuần để mua sắm online, cao gần gấp đôi so với tần suất đi siêu thị hằng tháng của người VN.
Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) dự báo tổng doanh thu TMĐT bán lẻ hàng hóa cả năm 2024 có thể tăng khoảng 45% so với năm 2023, lên gần 30 tỉ USD.
Thương mại điện tử xuyên biên giới…một chiều
Ông Trần Quốc Bảo, phó tổng giám đốc Tập đoàn KIDO kiêm giám đốc điều hành kênh thương mại điện tử E2E, cho hay xu hướng thương mại điện tử đã khiến việc kinh doanh xuyên biên giới hết sức sôi động, đây cũng là con đường khiến cho hàng ngoại tràn vào Việt Nam. Ông cảnh báo rằng với thương mại điện tử xuyên biên giới, lợi thế về quy mô sản xuất của doanh nghiệp nước ngoài sẽ được tận dụng triệt để để tràn vào Việt Nam. Do đó cách duy nhất là doanh nghiệp Việt phải tham gia cuộc chơi, doanh nghiệp phải hợp tác để phục vụ người tiêu dùng tốt hơn với xu thế mới này.
Nhiều người người Việt có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội đang nổi lên như những “ngôi sao” bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử. Họ năng nổ đẩy hàng Trung Quốc vào thị trường Việt Nam qua các phiên livestream. Bao gồm cả người Việt sống tại Trung Quốc, một số khác nhận lời mời đến Trung Quốc để quảng cáo, bán hàng và kiếm hoa hồng.
Các nhà bán hàng Trung Quốc đã tận dụng thành công môi trường mạng để truyền thông, tạo xu hướng, đổ hàng về. Các mắt xích gồm: nhà sản xuất, nền tảng thương mại điện tử để bán hàng, đơn vị vận chuyển… đều đến từ Trung Quốc. Người Việt giữ vai trò chi tiền. Kết quả: Hàng Trung Quốc liên tục được ngôi sao mạng lăng xê còn khách Việt thì giành giật chốt đơn.
Mặc dù khách hàng mua được sản phẩm giá rẻ, nhưng nhiều thách thức đặt ra. Đặc biệt khi nhiều doanh nghiệp sản xuất, cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam dần đuối sức. Không loại trừ khả năng trong tương lai ngành bán lẻ có thể bị thâu tóm.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, TMĐT xuyên biên giới đang diễn ra mạnh mẽ nhưng đang sôi động một chiều. Bởi trong khi các thương nhân quốc tế dễ dàng đăng bán hàng trên nền tảng thương mại quốc tế, đặc biệt các nhà bán hàng của Trung Quốc hiện đang xuất hiện khá nhiều ở các nền tảng TMĐT ở Việt Nam nhưng các nhà bán hàng Việt Nam lại gặp khó hoặc chưa thể thâm nhập vào các trang TMĐT ở các quốc gia khác
Lý do đầu tiên là hàng Việt lâu nay chỉ chú trọng xuất khẩu nông sản, thực phẩm là những mặt hàng có chế độ bảo quản cũng như có hàng rào kỹ thuật khá cao để vào các nước. Thứ hai là hệ thống hạ tầng logistics của VN bên ngoài còn chưa phát triển dẫn đến các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường ra quốc tế cũng rất khó.
Làm gì để hàng Việt có thể cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử?
Ông Nguyễn Xuân Hùng, trưởng ban logistics cho thương mại điện tử của Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA), đề xuất rằng để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử, Việt Nam cần hoàn thiện khung pháp lý cho kho ngoại quan và đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng logistics, bao gồm kho bãi và công nghệ quản lý dữ liệu. Ông nhấn mạnh rằng trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển, việc đầu tư vào hạ tầng logistics và hoàn thiện khung pháp lý là cần thiết để Việt Nam cạnh tranh hiệu quả với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), nhấn mạnh rằng để thúc đẩy hàng Việt tham gia sâu vào thương mại điện tử, cần gắn thương mại điện tử với chuỗi giá trị nhằm tăng giá trị và hiệu quả chuỗi cung ứng. Nhà nước cần phát triển chuỗi cung ứng trong TMĐT theo hướng gắn kết với quy hoạch phát triển vùng và hệ thống phân phối. Việc liên kết giữa các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm là mắt xích quan trọng để tối ưu hóa hiệu quả chuỗi cung ứng, đặc biệt trong logistics, lĩnh vực có tỉ trọng chi phí cao trong giá thành sản phẩm.
Bà Việt Anh cho rằng việc ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số trong TMĐT sẽ giúp giải quyết các yêu cầu về truy xuất hàng hóa và bảo vệ môi trường, từ đó nâng cao tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
TS Võ Trí Thành bổ sung rằng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, bao gồm TMĐT, vẫn chịu sự chi phối của thương hiệu và kênh phân phối nước ngoài. Để vươn lên, doanh nghiệp Việt cần xây dựng thương hiệu và kết nối với các nền tảng quốc tế. Chẳng hạn, VN đang có 5.000 – 6.000 mặt hàng OCOP, nhưng số mặt hàng có thể xuất khẩu được rất ít. Vì vậy, cần phải hoàn thiện rất nhiều để đảm bảo chất lượng, truy xuất, đáp ứng xu thế tiêu dùng xanh – an toàn – nhân văn.
1. Điểm nhấn trong cuộc ”đại thanh lọc” ngành F&B Việt Nam
Người Việt đang có xu hướng tiêu dùng thông minh hơn, là điểm nhấn tích cực trong giai đoạn “đại thanh lọc” của toàn bộ thị trường F&B nội địa.
iPOS.vn vừa công bố Báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024, trong nửa đầu năm 2024 toàn bộ ngành dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực F&B gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp F&B Việt Nam cho thấy sự linh hoạt đáng kinh ngạc khi nhanh chóng điều chỉnh hoạt động, cắt giảm chi phí không cần thiết và tối ưu hóa dòng tiền.
Cả nước ghi nhận khoảng 304.700 cửa hàng, giảm tới 3,9% so với số liệu năm 2023. Có ít nhất 30.000 cửa hàng trên toàn quốc đóng cửa, cùng với số lượng mở mới có phần hạn chế.
Hồ Chí Minh là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi giảm 5,97% số lượng cửa hàng trên toàn thành phố. Tại Hà Nội, số lượng cửa hàng đạt mức tăng trưởng nhẹ khoảng 0,1%.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, tổng giá trị doanh thu ngành F&B gây bất ngờ với con số 403.900 tỷ đồng, tương ứng 68,46% doanh thu cả năm 2023.
2. Haidilao, Mixue mở đường cho F&B Trung Quốc tràn vào Đông Nam Á
Năm 2012, Haidilao mở nhà hàng nước ngoài đầu tiên tại bến Clark, Singapore, đánh dấu sự khởi đầu của làn sóng mở rộng các thương hiệu F&B Trung Quốc ra thế giới. Đến nay, Haidilao đã sở hữu 119 nhà hàng toàn cầu, với 60% trong số đó đặt tại Đông Nam Á, bao gồm gần 20 nhà hàng tại Việt Nam. Sau Haidilao, nhiều thương hiệu F&B Trung Quốc khác như Tai Er, Zhangliang Malatang và Yang’s Braised Chicken Rice cũng đã vươn ra nhiều quốc gia, từ Singapore, Malaysia đến Mỹ, với hàng chục đến hàng trăm cửa hàng.
Trong lĩnh vực đồ uống, Mixue nổi lên như một hiện tượng, mở rộng nhanh chóng với hơn 4.000 cửa hàng tại 11 quốc gia, thu về gần 1.260 tỷ đồng năm 2023. Các thương hiệu như Heytea, Shuyi Tealicious cũng gia nhập các thị trường quốc tế như Anh, Mỹ, và Canada.
Lý do chính cho sự bùng nổ này là do thị trường F&B nội địa Trung Quốc đang dần bão hòa, thúc đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới. Đông Nam Á, với chi phí thấp và dân số trẻ, trở thành điểm đến hấp dẫn.
Bên cạnh các ‘ông lớn’ nước ngoài như KOI Thé, Gong Cha, thị trường trà sữa đang chứng kiến sự bùng nổ của các thương hiệu ‘made in Việt Nam’ như Toco Toco, Phê La, Oola, Phò Mã…
Nếu Toco Toco là thương hiệu trà sữa nội địa tiên phong và dẫn đầu thị trường suốt nhiều năm, thì Phê La là tên tuổi đang lên với doanh thu thuần năm 2023 đạt 300 tỷ đồng, chỉ thua kết quả kinh doanh của Toco Toco khoảng 80 tỷ đồng, theo dữ liệu từ Vietdata. Con số này bỏ xa những tên tuổi quốc tế từng “ăn nên làm ra” tại Việt Nam như Gong Cha, Ding Tea, Bobapop…
Thực tế, cách đây vài năm, các thương hiệu trà sữa từ Đài Loan, Trung Quốc, Singapore hương vị ngọt đã phủ sóng nhiều tại thị trường Việt Nam. Nhưng hiện tại, trà đậm vị đang trở thành trào lưu, kéo theo sự xuất hiện của nhiều thương hiệu mới của Việt Nam với sản phẩm trà sữa đậm vị, trà Ô Long đậm vị…
Theo SCMP, JD.com đang triển khai dịch vụ giao hàng quốc tế chỉ trong vòng 5 ngày cho khách hàng tại Mỹ, Nhật Bản và Singapore. Chiến lược đề ra nhằm tăng sức cạnh tranh của công ty này với các đối thủ “máu mặt” cùng ngành như Alibaba, Shein và Temu để giành thị phần lớn hơn trên thị trường mua sắm trực tuyến quốc tế.
Đây là lần đầu tiên sau 8 năm JD.com cập nhật chính sách miễn phí vận chuyển kể từ năm 2016. Không chỉ giao hàng nhanh hơn gấp 3 lần so với trước đó, phí giao hàng cơ bản tại Mỹ thậm chí đã giảm một nửa xuống còn 58 nhân dân tệ (tương đương 8,14 USD), theo thông báo từ công ty này vào ngày 28/8.
Theo các nhà phân tích kinh tế, giao hàng nhanh và rẻ là yếu tố then chốt trong cuộc chiến cạnh tranh mua sắm trực tuyến giữa các nhà cung cấp thương mại điện tử Trung Quốc trong nỗ lực gia tăng số lượng đơn đặt hàng.
5. Các thương hiệu tiêu dùng Trung Quốc muốn thâm nhập thị trường toàn cầu với Singapore là nơi thử nghiệm
Các thương hiệu tiêu dùng Trung Quốc đang sử dụng Singapore làm nền tảng thử nghiệm văn hóa trong nỗ lực mở rộng toàn cầu, nhờ sự pha trộn độc đáo giữa văn hóa Á và Âu của quốc gia này.
Tháng 8 vừa qua, thương hiệu trà Trung Quốc Chagee đã mở ba cửa hàng ở Singapore. Pop Mart, nhà bán lẻ đồ chơi sưu tập từ Bắc Kinh, cũng tổ chức hội chợ đồ chơi thường niên lần thứ hai tại đây, với hơn 50 nghệ sĩ tham gia.
Singapore được coi là nơi “đông gặp tây,” lý tưởng để các công ty Trung Quốc thử nghiệm các ý tưởng trước khi mở rộng ra thị trường quốc tế, theo phân tích của Xiaofeng Wang, chuyên gia tại Forrester.
Pop Mart đang xem xét thiết lập trụ sở quốc tế tại Singapore, trong khi các doanh nghiệp khác như Chagee cũng đang sử dụng Singapore làm bệ phóng cho khu vực Đông Nam Á. Chagee dự định mở rộng sang các quốc gia như Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Nhật Bản.
Thương hiệu Trung Quốc ngày nay không còn che giấu nguồn gốc Trung Quốc của mình mà thay vào đó, họ tận dụng văn hóa và thiết kế bản địa để nổi bật trên thị trường quốc tế. Điều này giúp các công ty có lợi thế cạnh tranh đặc biệt.
Tuy nhiên, không phải thương hiệu nào cũng dễ dàng chinh phục thị trường quốc tế. Ví dụ, Dodo Sugar gặp khó khăn trong việc truyền tải ý tưởng sản phẩm do sự khác biệt văn hóa.
Các công ty Trung Quốc cũng phải đối mặt với thách thức trong việc thích nghi với các nền tảng và ứng dụng ngoài Trung Quốc, như chuyển từ WeChat sang YouTube hay Facebook.
Cuối cùng, với áp lực từ sự tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc, các công ty tiêu dùng Trung Quốc ngày càng tập trung vào thị trường nước ngoài như Singapore để tìm kiếm cơ hội tăng trưởng và lợi nhuận mới.
Nguồn: Tổng hợp.
6. Doanh nghiệp chế biến lo lắng vì giá gạo neo cao
Theo ghi nhận tại thị trường TP.HCM, hiện giá gạo bán lẻ tại nhiều cửa hàng, công ty vẫn chưa hạ nhiệt nhiều so với các tháng trước đó. Thậm chí, một số dòng neo cao và xu hướng tăng thêm.
Với giá lúa gạo vẫn neo ở mức cao kéo dài, nhiều doanh nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm cho mùa tiêu dùng cao điểm cuối năm cho biết đang gặp nhiều áp lực.
Đại diện Công ty thực phẩm Duy Anh (TP.HCM) cho biết với lượng sản xuất lúc cao điểm lên đến hàng chục tấn hàng mỗi ngày, trong đó chủ yếu là bún, mì, bánh tráng, gạo đang là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất. Tuy nhiên, việc giá gạo tăng và neo cao gần 1 năm qua đã gây khó khăn lớn trong việc cân đối giá thành đầu vào, duy trì giá bán bình ổn để cạnh tranh.
Năm 2024, thời trang công nghệ không còn là những phát minh, cải tiến mới lạ nữa. Hãy tưởng tượng những bộ quần áo thay đổi màu sắc theo tâm trạng của bạn hoặc những loại vải điều chỉnh nhiệt độ dựa trên điều kiện thời tiết…
Theo một báo cáo trên tờ Technician, ngoài việc tìm cách giúp cho những bộ trang phục có gắn thiết bị thông minh được mặc một cách thoải mái hơn, các nhà nghiên cứu đang xem xét những chức năng khác như việc triển khai các thiết bị vào hàng dệt may có thể thực hiện những chức năng như đo lường, thu năng lượng và lưu trữ năng lượng.
Trên khắp thế giới, nhiều công ty đã khám phá tiềm năng của trang phục thông minh, mở rộng các ứng dụng trong thể thao hoặc trang phục hàng ngày. Các thiết bị này bao gồm các công nghệ hỗ trợ và theo dõi sức khỏe như theo dõi sinh lý, kích thích cơ điện (electrical muscle stimulation – EMS) và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể (sưởi ấm, làm mát). Tuy nhiên, để tạo ra quần áo thông minh đủ tiêu chuẩn, việc đáp ứng các yêu cầu về chất lượng của ngành dệt may cũng như việc xem xét cẩn thận về chất liệu, cấu trúc và thành phần hóa học để tuân thủ an toàn và thói quen của người tiêu dùng là rất cần thiết.
8. Châu Âu đang ngày càng phụ thuộc vào dược phẩm Trung Quốc do giá sản phẩm nội địa quá cao
Euroapi, một nhà sản xuất dược phẩm châu Âu trước đây thuộc tập đoàn Sanofi, đang cắt giảm sản xuất 13 thành phần hoạt chất y tế quan trọng và sẽ bán các nhà máy tại Ý và Anh vào năm 2027. Công ty này đưa ra quyết định vì sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhà sản xuất châu Á và thị trường châu Âu đang suy giảm hoặc trì trệ.
Các nhà sản xuất Trung Quốc như Shandong Xinhua Pharmaceutical, China Grand Pharmaceutical và Zhejiang Haisen Pharmaceutical dự kiến sẽ hưởng lợi từ quyết định này của Euroapi. Trung Quốc từ lâu đã nhận thấy tầm quan trọng của việc sản xuất thành phần hoạt chất và đã đầu tư mạnh vào việc mở rộng sản xuất, giúp giảm chi phí đáng kể so với châu Âu.
Giá thành phần dược phẩm tại châu Âu đã giảm mạnh do cạnh tranh về giá từ châu Á. Ví dụ, giá thành phần paracetamol giảm từ 10 USD/kg vào tháng 2/2022 xuống còn 4 USD/kg.
Sự phụ thuộc vào châu Á: Cuối những năm 1990, hai phần ba thành phần hoạt chất dược phẩm được sản xuất tại châu Âu, nhưng hiện nay con số này đảo ngược khi hai phần ba được nhập khẩu từ châu Á, chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Rủi ro của sự phụ thuộc này đã được thể hiện rõ qua đại dịch COVID-19, xung đột Nga-Ukraine và sự tắc nghẽn kênh đào Suez. Các vấn đề về chuỗi cung ứng khiến các bác sĩ tại Đức không thể kê đơn các loại kháng sinh phù hợp hoặc gặp khó khăn trong việc cung cấp thuốc hạ sốt cho trẻ em.
Phản ứng của châu Âu: Chính phủ Đức đã ban hành luật yêu cầu các công ty bảo hiểm y tế ký hợp đồng với các nhà sản xuất API trong EU, nhưng nhiều thành phần hiện không còn được sản xuất tại châu Âu. Áo cũng đã tài trợ 50 triệu euro để nâng cấp nhà máy sản xuất penicillin cuối cùng của châu Âu tại Áo.
Những thách thức chính trị: Mặc dù các chính trị gia châu Âu nhận thức được rủi ro của việc phụ thuộc vào châu Á, nhưng họ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy chính sách tăng giá bảo hiểm y tế để tài trợ cho sản xuất nội địa.
Nguồn: Tổng hợp.
9. Thêm một sáng kiến đột phá để giảm giá thực phẩm mua trên mạng ở Trung Quốc: Giao theo nhóm.
Meituan của Trung Quốc đang cố gắng giành được một phần lớn hơn trong thị trường giao đồ ăn bằng tính năng đặt hàng theo nhóm giá rẻ, giúp đạt được mức tăng trưởng doanh số hai chữ số dù suy thoái kinh tế khiến người tiêu dùng tiết kiệm hơn.
Meituan là nền tảng giao thức ăn nổi tiếng ở TQ nhờ cung cấp dịch vụ giao đồ ăn trong vòng 30 phút hoặc ít hơn với các tài xế giao hàng mặc đồng phục màu vàng của công ty khắp các thành phố Trung Quốc.
Mô hình kinh doanh của Meituan là dung DV giao hàng giá rẻ dẫn đến các dịch vụ có lợi nhuận cao hơn, như đặt chỗ du lịch.
Bước đột phá của Meituan đến vào tháng 4 năm 2022 khi công ty này ra mắt một dịch vụ gọi là Pin Hao Fan, một dịch vụ giúp giảm giá cho người dùng khi họ kết hợp các đơn hàng (và nhờ đó, giảm hẵn chi phí vận chuyển hàng). Khách hàng của Pin Hao Fan ở gần nhau có thể nhanh chóng được nhóm lại với nhau trong ứng dụng theo thời gian thực. Công ty chi hơn 20 tỷ nhân dân tệ mỗi năm cho nghiên cứu và phát triển thuật toán và các công nghệ khác.
Tốc độ là yếu tố quan trọng trong giao đồ ăn, quan trọng hơn so với nhu yếu phẩm hàng ngày và các sản phẩm khác. Thuật toán của Meituan tối ưu hóa tuyến đường và phân bổ nhân viên để cắt giảm thời gian giao hàng.
Nguồn: Tổng hợp.
II. Xu hướng tiếp thị – truyền thông
1. Bán lẻ thời trang chuyển trạng thái trong thời khó
Dữ liệu từ báo cáo doanh thu các sàn TMĐT quí 2-2024 của YouNet ECI cho thấy số lượng nhà bán hàng có doanh thu trong ngành hàng thời trang và phụ kiện trên bốn nền tảng Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki đã giảm đi 10.600 trong thời gian từ quí 4 – 2023 đến quí 2 – 2024 (không tính nhà bán quốc tế). Các chính sách hoàn tiền và đổi trả hàng của các sàn hiện nay cũng là một trong số những nguyên nhân khiến các nhà bán rời khỏi sàn.
Nhiều nhãn hàng cho biết đã tạo riêng một nền tảng bán hàng khác là website thay vì bán hàng thông qua các page như trước. Website sẽ tối ưu hóa trở thành một kênh mua hàng chính thức, có nhiều mã ưu đãi giảm giá dành cho khách hàng, ngoài ra khách có thể để lại các đánh giá sau khi mua hàng và trải nghiệm.
Một số thương hiệu đã bắt đầu giảm số cửa hàng và chuyển sang xây các kênh online để giảm các áp lực về chi phí mặt bằng, vận hành nhân sự. Tuy nhiên việc chuyển đổi này đỏi hỏi phải đi kèm với sự thay đổi tư duy bán hàng, sản phẩm khiến không ít doanh nghiệp gặp phải khó khăn.
1. Công ty Nhật Bản dùng ‘nhà khoa học AI’ nghiên cứu khoa học
Một nhóm nghiên cứu từ Công ty Sakana AI ở Tokyo cùng các phòng thí nghiệm học thuật tại Canada và Vương quốc Anh vừa phát triển “AI Scientist” (nhà khoa học AI), một hệ thống trí tuệ nhân tạo có khả năng thực hiện toàn bộ chu trình nghiên cứu khoa học. Hệ thống này có thể đọc tài liệu hiện có, đưa ra giả thuyết, thử nghiệm giải pháp, viết báo cáo và thậm chí tự đánh giá kết quả của mình.
Dù vẫn còn nhiều hạn chế, AI Scientist hứa hẹn sẽ giúp tự động hóa các khía cạnh “lặp đi lặp lại” của nghiên cứu, cho phép các nhà khoa học tập trung vào những ý tưởng sáng tạo hơn.
2. Hơn 80% dự án AI thất bại, lãng phí hàng tỷ USD vốn và tài nguyên
AI hiện là một trong những chủ đề nóng nhất trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đây của Tập đoàn RAND (Mỹ), hơn 80% các dự án AI thất bại – gấp đôi tỷ lệ thất bại của các công ty khởi nghiệp không liên quan đến công nghệ AI…
Lý do lớn nhất dẫn đến thất bại của các dự án AI là sự thiếu giao tiếp giữa các bên liên quan. Ban lãnh đạo thường có quan điểm về những gì AI có thể và nên đạt được mà không dựa trên thực tế; nỗ lực phát triển AI thường bị bị thúc đẩy bởi quan niệm cố hữu về tương lai có phần “xa vời” của trí tuệ nhân tạo.
Mặc dù các công ty và các nhà đầu tư là những bên chịu thất bại lớn nhất nếu các dự án AI thất bại, nhưng suy cho cùng, nếu các dự án AI không thực hiện được mục tiêu trong thời gian dài, toàn bộ ngành công nghiệp có thể sụp đổ và vỡ tung như một bong bóng nghìn tỷ đô la.
1. Sau tín chỉ carbon, liệu có còn tín chỉ nào khác?
Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với những thách thức ngày càng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, tín chỉ carbon đã được xem như một giải pháp tài chính nhằm khuyến khích việc giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, liệu giải pháp này có thực sự hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường, hay chỉ đơn thuần là một cách để thương mại hóa thiên nhiên, mang lại lợi ích ngắn hạn nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro lâu dài?
Với những hạn chế rõ ràng của tín chỉ carbon, câu hỏi về khả năng phát triển các loại tín chỉ mới trong tương lai đang trở nên ngày càng thú vị và đáng chú ý. Sau tín chỉ carbon, chúng ta có thể kỳ vọng vào sự xuất hiện của các loại tín chỉ như tín chỉ hạt nhựa, tín chỉ rác thải, tín chỉ ô nhiễm không khí, và thậm chí là tín chỉ đa dạng sinh học.
2. Đề xuất chuyển nhượng gần 6 triệu tấn carbon tại vùng Bắc Trung Bộ để tránh mất giá
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về thẩm quyền chuyển nhượng gần 6 triệu tấn carbon (CO2) còn dư vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018 – 2019.
Theo báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, đến cuối năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 cho WB.
Hiện, WB đề xuất mua bổ sung 1 triệu tấn CO2 từ kết quả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018 – 2019.
Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề xuất phương án chuyển nhượng bổ sung 1 triệu tấn CO2 cho WB theo ERPA. Đồng thời, đề xuất xử lý đối với 4,91 triệu tấn CO2 còn lại của giai đoạn 2018 – 2019 tại các văn bản đã gửi trước đó.
3. Vật liệu xây dựng xanh đã bắt đầu bén rễ tại Việt Nam
Khi Công ty Fico-YTL tự công bố loại xi măng nhãn xanh đầu tiên tại Việt Nam vào tháng rồi, nhiều câu hỏi đã được đặt ra: vật liệu xanh đã được sử dụng như thế nào trong các công trình tại Việt Nam và trên thế giới, và tương lai của thị trường mới sẽ như thế nào. Thị trường vật liệu xây dựng xanh thật sự đã có một sự dịch chuyển lớn về chất, bất chấp sự chậm chạp của các dự án xây dựng trong thời gian qua.
Thị trường vật liệu xây dựng xanh tại Việt Nam sôi động hơn hẳn so với suy nghĩ thông thường, cả về ứng dụng lẫn sản xuất. Nhiều nhà máy gạch đã chuyển sang gạch không nung. Nhiều nơi sử dụng chất thải công nghiệp như tro, xỉ nhiệt điện hay xỉ lò thép làm nguyên liệu cho xi măng, gạch bê tông lát hè, gạch đất sét nung hay bê tông trộn sẵn, theo ximang.vn.
Nhưng thị trường vật liệu xây dựng xanh tại Việt Nam lại sôi động hơn hẳn so với suy nghĩ thông thường, cả về ứng dụng lẫn sản xuất. Nhiều nhà máy gạch đã chuyển sang gạch không nung. Nhiều nơi sử dụng chất thải công nghiệp như tro, xỉ nhiệt điện hay xỉ lò thép làm nguyên liệu cho xi măng, gạch bê tông lát hè, gạch đất sét nung hay bê tông trộn sẵn, theo ximang.vn.
4. Italy khởi động dự án thu hồi và lưu trữ carbon hàng đầu thế giới
Ngày 3/9, Tập đoàn năng lượng Eni và công ty hạ tầng năng lượng Snam của Italy cho biết đã khởi động dự án thu hồi và lưu trữ carbon (CSS) đầu tiên tại nước này. Thông báo nêu rõ hai công ty đã bắt đầu bơm CO2 đậm đặc vào một mỏ khí đã cạn kiệt ở Biển Adriatic, ngoài khơi thành phố Ravenna của Italy.
CCS bao gồm quá trình thu giữ CO2 từ các quy trình công nghiệp, sau đó lưu trữ dưới lòng đất để ngăn khí thải phát tán vào khí quyền, từ đó góp phần hạn chế tình trạng ấm lên toàn cầu./.
1. Malaysia xuất khẩu lô sầu riêng tươi đầu tiên sang Trung Quốc
Theo SCMP, vào ngày 25/8 vừa qua, lô sầu riêng tươi đầu tiên của Malaysia với sản lượng hơn 20 tấn đã cập bến Trung Quốc.
Sự xuất hiện của sầu riêng Malaysia đang đe dọa Thái Lan và Việt Nam – hai nguồn cung lớn cho “thị trường tỷ dân” hiện tại. Bởi lẽ, Malaysia sở hữu lợi thế về các giống sầu riêng chất lượng cao, đặc biệt là Musang King – vốn được mệnh danh là “vua” của các loại sầu riêng.
Malaysia vốn dĩ là một trong những nhà sản xuất sầu riêng lớn nhất thế giới, trước đây nước này chỉ xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc. Giờ đây, sau khi được cấp phép, các nhà xuất khẩu Malaysia sẽ vận chuyển 40 tấn sầu riêng tươi theo 3 giai đoạn.
Ngày 28-8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ Hafemeister và đại diện các cơ quan hữu quan.
Tại buổi làm việc, hai bên cùng bày tỏ sự vui mừng khi quả đào (xuân đào) của Mỹ được phép xuất khẩu vào thị trường Việt Nam.
Hai bên đã thống nhất về yêu cầu kỹ thuật đối với chanh dây của Việt Nam và tiến thêm một bước trong quy trình xem xét đối với quả quýt của Mỹ.
Về tiếp cận thị trường, hai nước thống nhất kết thúc thảo luận kỹ thuật, chuyển sang thực hiện các thủ tục pháp lý, cho phép nhập khẩu chanh leo của Việt Nam.
Khởi động quy trình xem xét đối với sản phẩm mới của Việt Nam, gồm chanh không hạt, ổi, mít.
3. Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông lâm thủy sản Việt Nam
Luỹ kế 8 tháng, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 40,08 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 21,32 tỷ USD, tăng 24%; lâm sản 10,97 tỷ USD, tăng 19,7%; thủy sản 6,23 tỷ USD, tăng 7,6%; chăn nuôi 324 triệu USD, tăng 0,3%. Chỉ riêng đầu vào sản xuất trong 8 tháng giảm 6,8%, đạt 1,23 tỷ USD.
Năm 2023, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 23,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản. Tuy nhiên, trong 8 tháng năm 2024, Hoa Kỳ đã vượt lên trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông lâm thủy sản Việt Nam, với 8,58 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 21,4%, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai, với 8,17 tỷ USD, chiếm 20,4%, tăng 10,2%; Nhật Bản là thị trường lớn thứ ba, với kim ngạch 2,68 tỷ USD, chiếm 6,7%, tăng 4,6%.
4. Chi hơn 1 tỷ USD mua ăn, bà nội trợ giật mình vì giá thịt ngoại siêu rẻ
Chỉ trong vòng 8 tháng, nước ta đã chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu các loại thịt và phụ phẩm ăn được. Mức giá của các mặt hàng này nhập về Việt Nam khiến nhiều người phải giật mình vì quá rẻ.
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), giá lợn hơi ở các quốc gia là nguồn cung cho Việt Nam ở mức khá thấp. Cụ thể, tại Nga, Brazil, Canada, giá mặt hàng này chỉ ở mức 34.100-34.200 đồng/kg; tại Mỹ là 38.400 đồng/kg…. Do đó, mức giá bình quân thịt lợn nhập khẩu chỉ 52.000-55.000 đồng/kg.
Mức giá thịt lợn nhập khẩu khiến nhiều người tiêu dùng choáng váng. Bởi, giá lợn hơi xuất chuồng ở nước ta ngày 30/8 dao động từ 61.000-67.000 đồng/kg; các sản phẩm thịt lợn trên thị trường có giá phổ biến từ 120.000-250.000 đồng/kg tuỳ loại.
Hiện, lượng thịt và phụ phẩm nhập khẩu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng sản lượng thịt tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, các sản phẩm nhập khẩu này đổ bộ thị trường với giá rẻ khiến 4 hiệp hội ngành chăn nuôi cũng phải đặt nghi vấn về chất lượng an toàn thực phẩm.
Trong 4 ngày nghỉ lễ từ 31-8 đến 3-9, ước tính ngành du lịch cả nước đã phục vụ khoảng 3 triệu lượt khách du lịch, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023. Công suất phòng trung bình tại các cơ sở lưu trú du lịch đạt 56%, tăng 1,85% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023.
Tổng doanh thu ước đạt 756,3 tỉ đồng. Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh phục vụ khoảng 450 lượt chuyến bay cất – hạ cánh với khoảng 76.845 khách – tăng 8% so với cùng kỳ.
Tỉnh Bình Thuận đợt này đón khoảng 385.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú – tăng gấp 3,3 lần so với năm 2023. Công suất phòng trung bình 80%-95%, nhiều cơ sở đạt công suất 100%. Tổng doanh thu khoảng 510 tỉ đồng.
Sở Du lịch TP HCM ngày 3-9 cho biết tạm tính trong 4 ngày nghỉ lễ, khách tham quan tại các điểm du lịch, vui chơi giải trí trên địa bàn khoảng 980.000 lượt, tăng 2% so với cùng kỳ, doanh thu khoảng 3.000 tỉ đồng.
Tổng lượng khách du lịch đến TP Hà Nội ước đạt 672.900 lượt – tăng 5%; tổng doanh thu ước đạt hơn 2.180 tỉ đồng – tăng 8,3% so với dịp này năm 2023…
2. Việt Nam lần thứ 6 được bình chọn là “Điểm đến hàng đầu châu Á”
Tối ngày 03/9, tại thủ đô Manila, Philippines đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) khu vực châu Á và châu Đại Dương lần thứ 31 năm 2024.
Ở cấp quốc gia, Việt Nam vinh dự đón nhận 03 giải thưởng “Điểm đến hàng đầu châu Á 2024”, “Điểm đến di sản hàng đầu châu Á 2024” và “Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á 2024”. Đáng chú ý, đây là lần thứ 6 trong 7 năm qua Việt Nam tôn vinh là “Điểm đến hàng đầu châu Á” (vào các năm 2018, 2019, 2021, 2022, 2023, 2024), khẳng định vị thế của du lịch Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, là ngôi sao sáng trên bản đồ du lịch khu vực châu Á và thế giới.
Năm nay, Việt Nam đã vượt qua nhiều ứng viên nặng ký để đạt danh hiệu cao quý này, đó là các quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Sri Lanka.
1. Startup công nghệ sạch trong vòng xoáy ‘khô hạn’ tài chính
Dù đã từng nhận được sự hẫu thuận của các nhà đầu tư tên tuổi như tỉ phú Bill Gates, Amazon.com, tập đoàn SoftBank nhưng nhiều công ty khởi nghiệp (startup) về công nghệ sạch tại Mỹ vẫn gục ngã, không còn tiền để duy trì hoạt động.
Lãi suất cao và sự chậm trễ của chính phủ Mỹ trong việc triển khai tín dụng thuế dành cho ngành công nghệ sạch khiến các startup này khó thuyết phục nhà đầu tư rót thêm vốn.
Tình trạng “đứt gánh giữa đường” trong việc huy động vốn đã khiến nhiều startup gục ngã trước khi thương mại hóa sản phẩm và dịch vụ trên quy mô lớn.
1. Google cân nhắc xây dựng trung tâm dữ liệu “siêu quy mô” tại Việt Nam
Alphabet, công ty mẹ của Google, đang cân nhắc xây dựng một trung tâm dữ liệu lớn tại Việt Nam. Thông tin này được hãng Reuters đưa tin ngày 29/8, theo nguồn tin từ một người được thông báo về các kế hoạch. Reuters cho biết đây sẽ là khoản đầu tư đầu tiên của một công ty công nghệ lớn của Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Theo đó, Google đang cân nhắc thành lập một trung tâm dữ liệu “siêu quy mô” gần Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế phía Nam của Việt Nam, nhưng từ chối nêu tên vì thông tin này chưa được công khai. Quy mô khoản đầu tư cũng chưa được tiết lộ.
Không rõ Google sẽ đưa ra quyết định đầu tư nhanh như thế nào, nhưng nguồn tin cho biết các cuộc đàm phán nội bộ đang diễn ra và trung tâm dữ liệu có thể sẵn sàng vào năm 2027.
2. Vốn đầu tư của Trung Quốc ‘nâng chất’ ở Việt Nam?
Có thể nhận thấy, nếu trước đây, Trung Quốc chỉ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam thì trong vòng 5 năm qua, quốc gia này luôn nằm trong tốp 5 có lượng đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Đáng chú ý, hơn 3 năm nay, Trung Quốc luôn dẫn đầu số dự án FDI tại Việt Nam. Riêng 7 tháng 2024, quốc gia này có 540 dự án, chiếm gần 30% tổng số dự án FDI được cấp phép.
Quan sát thực tế cũng thấy, nếu vốn đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào Việt Nam trước đây thường tập trung vào các ngành nghề sản xuất, gia công đồ gỗ gia dụng, sắt thép, dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm, bao bì nhựa… thì mấy năm trở lại đây đã khác. Đầu tư FDI từ Trung Quốc chuyển dịch sang các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất công nghiệp, điện tử, ô tô, năng lượng xanh…
Dù vậy, không ít doanh nghiệp, nhà đầu tư nước này tiếp tục rót vốn vào lĩnh vực thâm dụng lao động hoặc cạnh tranh trực tiếp với sản xuất trong nước, làm suy yếu nội lực Việt Nam, nhất là công nghiệp hỗ trợ.
3. Công ty của tỉ phú Phạm Nhật Vượng mở mô hình trạm sạc nhượng quyền đầu tiên tại Việt Nam
Công ty CP Phát triển Trạm sạc Toàn cầu V-GREEN của tỉ phú Phạm Nhật Vượng sẽ triển khai mô hình trạm sạc nhượng quyền đầu tiên tại Việt Nam.
Tương tự trạm sạc chính hãng do V-GREEN đầu tư, trạm sạc nhượng quyền V-GREEN sẽ phục vụ các chủ sở hữu ô tô điện và xe máy điện VinFast trên toàn quốc (dự kiến sẽ đạt 300.000 ô tô và 1 triệu xe máy điện vào năm 2025).
V-GREEN cam kết đồng hành, chia sẻ doanh thu với nhà đầu tư ở mức cố định 750 đồng/kWh điện sạc trong vòng tối thiểu 10 năm.
4. Mở rộng trung tâm công nghệ Thâm Quyến bằng đường liên kết cầu-hầm dài 24 km
Là một trong bốn khu đô thị lớn nhất ở Trung Quốc đại lục, Thâm Quyến là nơi đặt trụ sở của gã khổng lồ viễn thông Huawei Technologies, nhà sản xuất xe điện BYD và các nhà đổi mới công nghệ khác. Khu vực này tự hào có tổng sản phẩm quốc nội năm 2023 là 3,46 nghìn tỷ nhân dân tệ, cao nhất ở tỉnh Quảng Đông
Các doanh nghiệp có trụ sở tại thủ phủ công nghệ cao của Trung Quốc là Thâm Quyến đang chuẩn bị mở rộng sang các thành phố khác sau khi một hệ thống cầu và đường hầm mới giúp cho việc đi lại qua cửa sông Châu Giang trở nên dễ dàng hơn.
Với chiều dài 24 km (15 dặm), tuyến đường liên kết Thâm Quyến – Trung Sơn đã rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai thành phố xuống chỉ còn 30 phút so với hai giờ trước đó.
Lượng phương tiện qua lại tuyến đường liên kết này có trị giá 46 tỷ nhân dân tệ (6,45 tỷ đô la) này đã vượt quá con số 3 triệu lượt trong tháng đầu tiên sau khi khánh thành vào cuối tháng 6, nhanh chóng trở thành tuyến đường huyết mạch trong khu vực.
Hệ thống cầu-hầm này dự kiến sẽ mở rộng vào cuối năm nay với một tuyến đường nhánh nối với đường cao tốc nối Trung Sơn với thủ phủ Quảng Châu của tỉnh Quảng Đông dự kiến khánh thành vào tháng 10.
Cây cầu là một phần trong dự án phát triển cái gọi là Vùng Vịnh Lớn bằng cách tăng cường kết nối giữa các thành phố xung quanh Đồng bằng Sông Châu Giang, bao gồm Hồng Kông, Ma Cao, Thâm Quyến và Trung Sơn để tạo ra một khu đô thị lớn, sẽ tạo điều kiện hội nhập chặt chẽ hơn giữa phía đông và phía tây của cửa sông Châu Giang và thúc đẩy sự thống nhất của thị trường Vùng Vịnh Lớn.
Nguồn: Tổng hợp.
IX. Thị trường xuất nhập khẩu
1. Đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 19 thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu
Bộ Công Thương vừa đề xuất cắt giảm 19 thủ tục hành chính liên quan đến xuất nhập khẩu, nhằm hiện thực hóa mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính theo nghị quyết 68/2020.
Nhiều thủ tục sẽ được phân cấp từ cấp Bộ về cấp Sở để rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục. Bộ cũng dự kiến cắt giảm, bãi bỏ thủ tục cấp mã số nhà sản xuất (MID) hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ, do hiện nay cơ chế giám sát của nước này đã được bãi bỏ.
Ngoài ra, Bộ Công Thương đã hoàn thành và gửi Thủ tướng báo cáo kết quả rà soát và xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa trên 10% số lượng quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh năm 2025.
Theo phương án đề xuất, Bộ sẽ cắt giảm, đơn giản hóa 67 thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan này, bao gồm xuất nhập khẩu, điện lực, hóa chất, và các lĩnh vực khác.