Chuyển đổi xanh không chỉ là môi trường còn vì bài toán kinh tế

Tại hội thảo “Giải pháp xanh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên biến đổi khí hậu – Cơ hội và hành động”, do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao (HVNCLC), Dự án HVNCLC – Chuẩn hội nhập phối hợp tổ chức cùng các đối tác Vũ Phong Energy Group và Duy Tân Recycling, ông Phạm Nam Phong – Chủ tịch HĐQT Vũ Phong Energy Group, chia sẻ nhiều giải pháp đột phá giúp doanh nghiệp không chỉ chuyển đổi xanh mà còn tối ưu chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Theo ông Phạm Nam Phong, các mô hình thanh toán linh hoạt theo tháng (zero capex) sẽ là xu hướng chủ đạo trong hành trình chuyển đổi xanh của doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai gần.
“Doanh nghiệp không cần bỏ ra hàng tỷ đồng để đầu tư thiết bị, mà chỉ cần trả phí hàng tháng tương ứng với mức sử dụng, việc này giống như trả lương cho một lao động”, ông Phong ví dụ.
Ông Phong dẫn chứng, thay vì đầu tư 5 tỷ đồng cho 10 cánh tay robot, doanh nghiệp chỉ cần trả khoảng 10 triệu đồng/tháng cho mỗi robot. Đây là con đường khả thi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn thường thiếu nguồn lực đầu tư lớn.
Được biết, hiện nay Vũ Phong đang triển khai dịch vụ cho thuê xe nâng điện, thay thế dần các loại xe chạy bằng dầu diesel, vốn gây tiếng ồn và phát thải lớn ô nhiễm.
Giải pháp của Vũ Phong là đề nghị nhà máy bán những xe nâng chạy bằng dầu đi, đưa vào sử dụng xe nâng điện. Và chi phí để họ trả hàng tháng cho xe nâng điện rất rẻ so với phải trả tiền dầu để chạy như trước đây, và doanh nghiệp không phải bỏ một khoản đầu tư nào. Doanh nghiệp không cần đầu tư mua mới, chỉ trả chi phí thuê xe rẻ hơn chi phí mua nhiên liệu vận hành như trước.
Một hướng đi đầy tiềm năng khác được ông Phong chia sẻ là hợp tác với doanh nghiệp để cung cấp xe máy điện cho nhân viên. Người lao động chỉ cần trả chưa tới 1 triệu đồng/tháng, mức chi trả này rẻ hơn tiền xăng họ từng tốn tiền mua.
Một tháng trước đây người công nhân phải trả tiền xăng thì giờ họ chuyển tiền xăng đó thành tiền trả cho dịch vụ mà họ sử dụng xe điện. Do đó, đây cũng là một trong những nội dung liên quan đến việc giảm phát thải khí nhà kinh, giảm ô nhiễm, nó cũng liên quan trực tiếp đến các doanh nghiệp.
Điểm khác biệt của Vũ Phong là tập trung phục vụ cả những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nơi thường bị bỏ qua hoặc ít nhận được sự quan tâm trong các mô hình điện mặt trời thương mại.
Giải pháp Zero Capex Solar cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Ông Phạm Nam Phong – Chủ tịch HĐQT Vũ Phong Energy Group phát biểu chia sẻ tại hội thảo
Ông Lê Văn Nam – Quyền Chủ tịch HĐQT HTX dịch vụ nông nghiệp Mỹ Long, Đồng Tháp băn khoăn về các quy định, quy hoạch về điện năng lượng mặt trời áp mái
Ông Phù Tường Nguyên Dũng – Chủ tịch Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Ssavigroup từ Bến Tre đặt câu hỏi, cần những giải pháp cụ thể hơn để doanh nghiệp chuyển đổi xanh
Giải pháp Zero Capex Solar cho phép doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ sử dụng điện mặt trời mà không cần đầu tư ban đầu, vừa tiết kiệm điện, vừa giảm phát thải và hướng đến mục tiêu Net Zero trong tương lai.
“Chúng tôi đã thiết kế được các gói giải pháp cho cả những đơn vị có nhu cầu rất nhỏ. Đây là điều mà ít đơn vị khác làm được”, ông Phong nói.
Không chỉ giới hạn ở công nghiệp, Vũ Phong cũng đang hợp tác với các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi, nông nghiệp, điển hình là dự án với Thảo Vy Farm (thuộc Vinafeed). Mục tiêu là giúp doanh nghiệp tiết kiệm điện, đồng thời cung cấp tín chỉ năng lượng tái tạo hướng tới việc sử dụng 100% năng lượng sạch.
Ông Phong cho biết, “Chúng tôi không trực tiếp chăn nuôi hay trồng trọt, mà đầu tư hạ tầng để tối ưu năng lượng, hỗ trợ doanh nghiệp tiến tới Net Zero”.
Tôi tin rằng trong thời gian tới đây, những gì chúng tôi đang làm sẽ có nhiều doanh nghiệp khác đồng hành cùng. Nhất là những doanh nghiệp trong Hội DN HVNCLC.
“Mô hình Zero Capex Solar sẽ hợp tác được với rất nhiều doanh nghiệp trong cộng đồng Hội DN HVNCLC”, ông Phạm Nam Phong nói.
Cuối cùng, ông Phong cho rằng, bây giờ công nghệ lưu trữ ngày càng tốt hơn, một vài năm tới mức độ ứng dụng sẽ rộng hơn rất nhiều. Những lúc không dùng điện chúng ta sẽ lưu trữ lại, sau đó phát ngược lên cho trang trại, nhà máy khi họ cần dùng.
Bài, ảnh: Trần Quỳnh