Giới siêu giàu Đông Nam Á luôn đau đầu về các vấn đề tranh chấp trong nội bộ gia đình về vấn đề kế nghiệp hơn các nơi khác, theo khảo sát của hãng bảo hiểm nhân thọ Transamerica Life Bermuda.
Hãng này đã tiến hành khảo sát 129 chuyên gia tư vấn tài sản cho các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao (HNWI) từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5-2024. Kết quả cho thấy 41% khách hàng ở Đông Nam nói vấn đề khiến họ lo lắng nhất là tranh chấp trong nội bộ gia đình hay gia tộc, nếu thiếu chuẩn bị kế hoạch ai sẽ là người tiếp quản việc quản lý và điều hành doanh nghiệp gia đình khi thế hệ sáng lập nghỉ hưu.
Tỷ lệ này là 27% ở Đông Bắc Á, Trung Đông và châu Âu.
Transamerica Life Bermuda nói rằng các vấn đề khác mà giới siêu giàu Đông Nam Á lo lắng là thuế và việc phân chia tài sản trễ nãi và không hiệu quả.
Các văn phòng gia đình – hay công ty quản lý tài sản của một gia đình hay gia tộc kinh doanh chiếm đến 1/3 số lượng người tham gia khảo sát. Tiếp đến là những nhà quản lý tài sản, chủ ngân hàng tư nhân, công ty môi giới bảo hiểm…
Khoảng 35% người được khảo sát nói các vấn đề sức khỏe trong gia đình là yếu tố hàng đầu khiến giới siêu giàu ở Đông Nam Á đưa ra các kế hoạch chọn người kế nghiệp. Tỷ lệ này là 30% ở các khu vực khác.
58% số người được khảo sát cho biết giảm thiểu thuế và phí pháp lý được xem là ít quan trọng nhất trong việc chọn thế hệ kế thừa và lập di chúc tài sản. Con số này gấp đôi tỷ lệ 29% ở các khu vực khác.
Cuộc thăm dò cho biết các mục tiêu khác là: bảo toàn tài sản, đảm bảo chuyển giao tài sản suôn sẻ cho người thụ hưởng và kế thừa doanh nghiệp.
Hơn một nửa số người được hỏi nhận thấy sự gia tăng nhận thức và sự quan tâm của giới sieu giàu đối với thừa kế và lập kế hoạch di sản sau Covid-19. Khoảng 54% nói khách hàng muốn hành động ngay lập tức hoặc trong vòng năm năm.
So với cuộc khảo sát năm 2018 mà công ty thực hiện trên quy mô lớn hơn, giám đốc thương mại Jeremy Young cho biết khách hàng siêu giàu đang dần quen với ý tưởng kế thừa và lập kế hoạch di sản.
“Năm 2018, chỉ 11% cho muốn muốn chuẩn bị ngay kế hoạch kế thừa và phân chia di sản. Còn bây giờ chúng ta thấy là 54%”, ông Young nói.
Trong số những khách chưa lập kế hoạch kế nghiệp, 61% đang bận bận rộn với những ưu tiên khác hoặc nói rằng quá trình lập kế hoạch quá phức tạp.
Ông Young nói rằng Covid đã khiến mọi người nhận thức được tác động của các vấn đề sức khỏe. Một lý do khác khiến số người giàu lập kế hoạch chuyển giao tài sản cho thế hệ tiếp theo là những người sáng lập doanh nghiệp đang già đi.
“Trong một số thủ tục pháp lý, chúng tôi nhận thấy những thay đổi về quy định, bao gồm thuế và nghĩa vụ tài sản. Điều này đang bắt đầu xảy ra trên toàn cầu và điều đó khiến những gia tộc kinh doanh nhận thức rõ hơn rằng họ cần phải làm gì đó”.
Chẳng hạn, Brazil sẽ áp dụng thuế thừa kế tài sản cao hơn trên diện rộng và giới nhà giàu muốn biết cách quản lý việc chuyển giao tài sản mà không phải thanh lý hoặc sử dụng tiền mặt trong chi trả thuế thừa kế. Ông Young lưu ý rằng điều này có thể thực hiện được thông qua việc sử dụng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Theo Straits Times
Ricky Hồ / BSA Media
https://bsaonline.vn/gojek-roi-thi-truong-viet-nam-tu-ngay-16-9-vi-thua-lo/