Hàng không bay bằng nhiên liệu bền vững, hành khách và doanh nghiệp Việt bị ảnh hưởng như thế nào?

Khi máy bay sử dụng 100% nhiên liệu SAF, lượng khí thải giảm đến 90%. Ảnh: France24

Hành khách làm cho các doanh nghiệp niêm yết và các doanh nghiệp này sẽ chịu ảnh hưởng trước tiên. Nhưng giá vé máy bay sẽ chỉ tăng tiệm tiến theo tỷ lệ nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) được sử dụng trên các chuyến bay.

Chuyến bay VN660 trên hành trình Singapore – Hà Nội hôm 27-5 là chuyến bay đầu tiên của Vietnam Airlines sử dụng SAF. Vietnam Airlines cũng là hãng hàng không Việt Nam đầu tiên sử dụng loại nhiên liệu mới này.

Đây là cột mốc quan trọng của ngành hàng không Việt Nam và cũng như của Việt Nam trong nỗ lực giảm phát thải về bằng không (net zero) vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết thực hiện với quốc tế tại hội nghị biến đổi khí hậu COP26 tại Glasglow

SAF là loại nhiên liệu được sản xuất từ rác thải nhựa, dầu ăn đã qua sử dụng, mỡ động vật thải loại hay sinh khối như tảo hay dăm bào… Tất nhiên, SAF có thể sử dụng trên các chuyến bay thương mại, bởi đáp ứng các tiêu chuẩn hàng không quốc tế nghiêm ngặt. Loại nhiên liệu mới này có thể giúp giảm tới 80% lượng khí thải, giảm thiểu các khí thải độc hại khác như NOx, SO2 và bụi mịn, từ đó góp phần giảm hiệu ứng nhà kính.

Không phải tự nhiên mà Vietnam Airlines lại “chơi trội” như vậy, bởi SAF mắc hơn xăng máy bay thông thường 3-5 lần hoặc hơn nữa, bởi sản lượng SAF hiện thấp và đòi hỏi hãng bay phải cải tạo, điều chỉnh động cơ máy bay.

Hơn nữa, đầu năm nay, chính phủ Singapore cho biết có kế hoạch yêu cầu tất cả các chuyến bay khởi hành từ Singapore phải sử dụng SAF từ năm 2026. Singapore đặt mục tiêu sử dụng 1% nguyên liệu SAF từ năm 2026 và có kế hoạch nâng lên 3-5% vào năm 2030. Singapore cũng đã lên kế hoạch áp dụng thuế SAF để đảm bảo chi phí cho các hãng hàng không và hành khách.

Như vậy, chuyến bay VN660 với nhiên liệu SAF chỉ là chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Và Việt Nam chậm hơn các hãng Đông Nam Á và thế giới ít nhất là đã hai năm. Từ năm 2022, Pháp đã khuyến khích các chuyến bay từ Pháp sử dụng 1% SAF. Liên hiệp châu Âu (EU) đạt ra mục tiêu sử dụng nhiên liệu bền vững SAF 2% vào năm 2025 và 5% vào năm 2030 theo thỏa thuận chung của khối.

Chưa chắc các hãng bay Việt Nam sẽ sớm từ từ sử dụng một phần SAF theo quy định của các nước, tổ chức và định chế quốc tế. Mọi thứ sẽ diễn ra trong thì tương lai. Và đến năm 2050 thì chắc chắn là SAF sẽ rẻ hơn bây giờ theo đà tiến bộ của khoa học và công nghệ.

Với tỷ lệ thay thế xăng thường bằng SAF từ 1%, 3% và 5% thì khó thấy giá vé máy bay bị ảnh hưởng như thế nào.

Nhưng từ từ thì khoai cũng nhừ, hành khách và doanh nghiệp Việt Nam rồi cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đầu tiên là các công ty niêm yết, công ty đại chúng – tức các doanh nghiệp đã lên sàn.

Chẳng hạn, hôm qua bạn bay với VN660 và công ty bạn đã lên sàn, thì Vietnam Airlines (cho đến giờ Vietnam Airlines vẫn chưa công bố kế hoạch kinh doanh gắn với SAF của họ như thế nào) sẽ tính toán là họ đã giảm bao nhiêu lượng khí thải CO2, rồi họ chia đều cho số khách, xong hãng cấp cho bạn cái giấy chứng nhận là bạn đã giúp giảm bớt bao nhiêu khí thải. Rồi công ty đại chúng của bạn sẽ tổng hợp hết cái lô giấy tờ của nhân viên đã bay với VN và các hãng xài SAF trong năm, có hẳn mục trong báo cáo kinh doanh cuối năm và báo cáo với nhà đầu tư.

Bản báo cáo bạch mới sẽ làm mọi người nhức đầu thôi. Nhưng đành chịu!

Mà mỗi khi bạn mua vé máy bay, bạn tự mua nha, bạn có thấy các hãng hàng không quảng cáo là chuyến bay của họ giảm bao nhiêu phần trăm lượng khí thải CO2 so với các chuyến bay khác không?

Startup Indonesia bán tín chỉ carbon nhờ trồng rừng ngập mặn