Hồng Kông quyết định vẫn mở sàn chứng khoán trong điều kiện thời tiết xấu

Người dân Hồng Kông trong cơn bão tháng 9-2023. Từ cuối tháng 9-2024, sàn chứng khoán Hồng Kông sẽ đóng cửa nếu có bão từ cấp 8 trỏ lên. Ảnh: Reuters

Hồng Kông sẽ tiếp tục mở cửa thị trường chứng khoán ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như bão từ cấp 8 trở lên, chính quyền đặc khu ra thông báo hôm 18-6. Tuyên bố này phá vỡ thông lệ nhiều thập niên, và trong nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh của thị trường.

Trong cuộc họp báo hàng tuần, Đặc khu trưởng Lý Gia Siêu nói quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 23-9 sắp tới. Ông Lý nói quyết định được đưa ra dựa trên các khuyến nghị của các nhóm công tác đặc biệt của chính quyền đặc khu và quy trình tham vấn cộng đồng do Sở giao dịch Hồng Kông khởi xướng.

Theo thông lệ, giao dịch trên sàn sẽ bị đình chỉ khi Đài quan sát Hồng Kông đưa ra cảnh báo Tín hiệu bão cấp 8 trở lên, với gió mạnh hoặc bão. Sàn cũng dừng lại trong trường hợp nhận  được Tín hiệu mưa bão đen, cảnh báo lượng mưa rất lớn vượt quá 70 mm trong một giờ.

Ngay cả khi không có những cảnh báo như vậy từ dịch vụ thời tiết, giao dịch vẫn thường bị gián đoạn khi chính phủ công bố “các điều kiện khắc nghiệt” như gián đoạn giao thông công cộng nghiêm trọng, lũ lụt trên diện rộng, lở đất lớn và mất điện trên diện rộng.

Các ý kiến đòi hủy bỏ truyền thống đóng cửa sàn chứng khóa khi thời tiết khắc nghiệt đã được tranh luận trong nhiều năm nay. Nhưng mọi sự có dấu hiệu thay đổi khi Đặc khu trưởng Lý Gia Siêu đề cấp đến vấn đề này trong bài phát biểu chính sách thường niên vào tháng 10 năm ngoái.

Ông lập luận rằng việc duy trì giao dịch trong thời tiết xấu như một phần trong việc củng cố vị thế của sàn chứng khoán Hồng Kông. “Một thị trường chứng khoán sôi động là rất điều kiện rất quan trọng để duy trì vị thế của Hồng Kông như một trung tâm tài chính quốc tế và duy trì khả năng cạnh tranh của chúng ta”, ông Lý phát biểu.

Tuy nhiên, một số người đã lo ngại về quyết định của chính quyền đặc khu.

Để đáp lại quá trình tham vấn của sàn giao dịch kết thúc vào tháng 1, các thành viên của Hiệp hội Thị trường tài chính và công nghiệp chứng khoán châu Á (ASIFMA) đã nêu lên mối lo ngại về cơ sở hạ tầng của xứ cảng. Họ nói đây là trở ngại “không thể vượt qua” khi muốn tiếp tục duy trì sàn chứng khoán trong điều kiện thời tiết xâu.

ASIFMA đã chỉ ra khu vực Tân Giới, nơi CLP là công ty điện lực duy nhất và HKT là nhà cung cấp Internet băng thông rộng duy nhất. “Nếu thời tiết khắc nghiệt, không phải là không thể xảy ra tình trạng mất điện hoặc mất sóng viễn thông. Trong những trường hợp này, những người tham gia có thể không thể giảm thiểu rủi ro thông qua việc tự sắp xếp công việc của mình”, một bản đệ trình lên sàn giao dịch cho biết. ASIFMA đặt câu hỏi liệu sàn giao dịch có “miễn phí mua vào và phạt trên cơ sở tùy ý” trong những trường hợp này hay không.

CLP đã bị ngừng hoạt động vào tuần trước sau một loạt sự cố tương tự trong năm qua.

Ở Hồng Kông, thị trường điện là thị trường độc quyền. Công ty điện lực CLP, do gia đình Kadoorie kiểm soát, quản lý khu vực Tân Giới và Cửu Long. Trong khi HK Electric, thuộc gia đình tỷ phú Lý Gia Thành và tập đoàn CK Hutchison của gia tộc này, kiểm soát Đảo Hồng Kông và các đảo nhỏ khác.

Lĩnh vực viễn thông là độc quyền, bao gồm cả HKT, trực thuộc PCCW, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thuộc sở hữu của Richard Li, con trai thứ hai của ông Lý Gia Thành.

Thời điểm thực hiện vào cuối tháng 9, cũng có nghĩa là thị trường tránh được ảnh hưởng nặng nề của mùa thời tiết khắc nghiệt năm nay. Kể từ năm 2018, Đài quan sát khí tượng Hồng Kông đã đưa ra hai cảnh báo Tín hiệu số 10 – cảnh báo bão nhiệt đới cao nhất, một vào tháng 9 năm 2018 và một vào tháng 9 năm ngoái.

Theo Nikkei Asia, Reuters

Ricky Hồ / BSA Media

Hàn Quốc chuẩn bị “đổ bộ” các thị trường mới Trung Á và châu Phi