(Vietnamtimes)- Đôi khi những dụng cụ quen thuộc ngay bên cạnh chúng ta lại chính là thủ phạm gây chết người mà không hề biết.
Gần đây, một gia đình tại Phúc Kiến, Trung Quốc có tới 3 người mắc căn bệnh ung thư chỉ vì không chú ý an toàn vệ sinh đồ dùng nhà bếp.
Tháng 10, năm ngoái, Bà Trần Hiểu Mai, 33 tuổi tại Phúc Kiến, Trung Quốc phát hiện ra mình bị ung thư vú, tiếp đó là người chồng La Vĩnh Cương cũng được chẩn đoán là mắc chứng ung thư thận giai đoạn cuối. Đầu năm nay, mẹ chồng bà cũng được phát hiện mắc ung thư não và phổi. Một gia đình có tới 3 người bị ung thư, tại sao lại như vậy?
Có thể sẽ có người cho rằng gia đình này thất đức, làm việc xấu gì đó nên mới bị quả báo như vậy, hoặc trong gia đình có tiền sử di truyền bệnh ung thư. Tuy nhiên, trên thực tế, họ ăn ở cũng khá tốt, cũng không mắc các bệnh di truyền, chỉ do gia đình bà hàng ngày đã sử dụng thứ này…
Điều gì khiến cho cả một gia đình đều bị mắc bệnh ung thư? Hóa ra, thủ phạm không hề xa lạ, nó chính là thứ mà trong mỗi gia đình đều có, từng ngày đều sử dụng để sơ chế thực phẩm.
Chiếc thớt gây ung thư? Nó không xứng làm thủ phạm gây nên căn bệnh ung thư?
Bạn có biết những thứ mà chúng ta tưởng như là không tồn tại thì nó lại đang tồn tại. Ngay cả chiếc thớt chúng ta sử dụng hàng ngày cũng vậy, những mảnh vụn của thực phẩm bám trên thớt không được cọ rửa sạch sẽ chính là nguyên nhân hình thành nên nhiều loại vi khuẩn, trong đó đáng sợ nhất là aflatoxin – chất gây ung thư. Aflatoxin tạo ra các ảnh hưởng về mặt hóa sinh lên tế bào dẫn đến gây ung thư. Aflatoxin được coi là chất gây ung thư mạnh nhất, nếu hấp thu 2,5 mg aflatoxin trong 89 ngày thì chỉ sau 1 năm, cơ thể con người sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh ung thư gan.
Chính vì vậy, mọi người cần phải ngay lập tức thay đổi cách vệ sinh đồ dùng, đặc biệt là chiếc thớt của gia đình mình, cần phải được làm sạch một cách triệt để, không để lại dấu vết.
Tuy nhiên, trên thực tế, mọi gia đình đều cọ rửa thớt bằng nước thông thường. Nhưng điều này sẽ không rửa sạch được aflatoxin. Aflatoxin chịu được nhiệt độ rất cao lên tới trên 280 độ C. Vì vậy, biện pháp luộc thớt vào nước sôi cũng hoàn toàn vô dụng.
Thớt nhà bạn có đảm bảo vệ sinh không? Trong cuộc sống, gia đình nào cũng không thể thiếu đi chiếc thớt phục vụ cho nhà bếp. Vì vậy, phòng chống căn bệnh ung thư bằng việc giữ gìn vệ sinh dụng cụ nhà bếp là vô cùng quan trọng đối với mỗi thành viên trong gia đình. Vậy chiếc thớt nhà bạn đã được làm sạch chưa? Bạn có thường xuyên cọ rửa sạch sẽ nó?
Chúng ta cùng tìm hiểu 3 loại thớt phổ biến trên thị trường.
1. Chiếc thớt bằng gỗ
Chất liệu bằng gỗ nên chiếc thớt tương đối dày, độ dẻo dai rất cao, thích hợp dùng để thái thịt hoặc băm chặt những thực phẩm cứng, đặc biệt là loại thớt này không có formaldehyde. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tốt đó thì chiếc thớt bằng gỗ lại không dễ dàng làm sạch, hấp thụ nước rất mạnh, lâu khô, để trong môi trường ẩm ướt một thời gian sẽ dễ bị nấm mốc.
2. Chiếc thớt bằng tre
Ngày nay vẫn còn nhiều người sử dụng loại thớt này, có điều thớt tre thường chứa formaldehyde. Nếu bạn muốn có một chiếc thớt này, bạn nên lựa chọn kĩ một sản phẩm có uy tín để hàm lượng formaldehyde trong thớt là thấp nhất. Bởi vì, Formaldehyde khi dính vào trong thức ăn, nó có thể gây bào mòn dạ dày dẫn tới viêm, loét, thậm chí thủng dạ dày.
3. Chiếc thớt bằng nhựa
Làm thế nào để có thể làm sạch và khử trùng thớt triệt để?
Mách bạn một mẹo nhỏ: Dùng kiềm, với chất kiềm mạnh có thể tiêu diệt aflatoxin. Tất nhiên, bạn không nên sử dụng chất kiềm mạnh để làm sạch thớt hàng ngày, vì như vậy cũng sẽ không tốt cho sức khỏe của gia đình.
Dưới đây là một vài phương pháp vệ sinh và khử trùng thớt sạch sẽ hàng ngày:
1. Dùng giấm ăn
Đối với thớt gỗ, việc thường xuyên chà rửa bằng nước rửa chén hoặc chất tẩy có thể làm thớt nhanh bị mục mà không thể khử đi mùi thịt cá tanh còn sót lại. Thậm chí, nếu rửa không kỹ vẫn có thể lưu lại các hóa chất trên thớt. Vì vậy, chúng ta có thể thay bằng giấm chua. Nó là chất tẩy rửa cực mạnh và giúp khử mùi hôi nhanh chóng.
Phương pháp này rất dễ thực hiện,chỉ cần thoa đều giấm nguyên chất lên hai mặt của thớt rồi dùng khăn giấy lau khô lại vài lần, để khô ráo là được.
2. Dùng nước sôi
Bạn chuẩn bị một nồi nước sôi. Khi nước sô, đặt thớt gỗ cần làm sạch vào trong nước khoảng 15 phút. Như vậy đồ ăn, dầu mỡ còn dính trên thớt sẽ được loại bỏ. Sau đó, rửa sạch thớt bằng nước rửa chén thông thường. Lau sạch và phơi khô. Dùng nước đun sôi có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt sau khi dùng thớt để chặt các loại thịt sống.
3. Dùng muối ăn
Sau khi cắt hành tỏi, thịt hay cá sống, thớt sẽ bị ám mùi hôi và rất khó để làm sạch. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần rắc một ít muối hột rồi cọ xát lên bề mặt của thớt. Sau đó, rửa lại cho sạch và lau khô.
4. Dùng gừng tươi
Cắt một miếng gừng nhỏ, sau khi rửa mặt thớt lần đầu, dùng lát gừng đó chà lên trên mặt thớt một lượt, rồi rửa lại bằng nước sạch. Tiếp đó, lại dùng một lát gừng mới chà lên mặt thớt một lượt nữa. Lặp lại vài lần như vậy, mùi bám trên thớt sẽ được loại bỏ.
5. Phơi ngoài ánh nắng
Trong ánh sáng mặt trời có tia UV có thể tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn. Vì vậy, một trong những cách tốt nhất là nên đem thớt phơi dưới ánh nắng sau khi đã vệ sinh thớt sạch sẽ.
6. Phân loại thớt cho từng mục đích sử dụng
Trong mỗi gia đình nên có vài chiếc thớt để sử dụng chuyên biệt. Mỗi một chiếc thớt sẽ có nhiệm vụ riêng. Có thể dùng để chuyên thái đồ sống, chuyên thái đồ chín, chuyên dùng cho thái rau, củ, quả. Tuyệt đối không được sử dụng thớt để vừa thái đồ sống, vừa thái đồ chín. Mỗi thành viên trong gia đình nên có trách nhiệm trong việc vệ sinh đồ dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình.
ĐKN