Người đàn bà vá hồn cho gốm

(Vietnamtimes)- “Dì Ba” một cái tên thân thuộc mà những người làm gốm, những người trong giới mua bán, sưu tầm đồ gốm khu vực Dĩ An, Bình Dương ai cũng biết.

Xuất thân từ gia đình có 9 anh chị em, có cha là nghệ nhân Huỳnh Văn Thà, tốt nghiệp trường Mỹ nghệ Biên Hòa trước năm 1970, dì Ba theo nghề cha từ nhỏ.

Với bàn tay điêu luyện cùng sự hiểu biết sâu sắc các dòng gốm sứ, hơn 40 năm qua dì đã “hàn gắn” không biết bao nhiêu những đồ gốm xưa, quý, bị nứt, bể, sứt, mẻ… để trả chúng về gần như nguyên vẹn hình dáng, màu sắc ban đầu.

Phóng sự ảnh của Đoàn Nhân:

Hơn 60 tuổi bà vẫn cặm cụi với công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, khóe léo

Những người giỏi nghề như bà giờ đây không còn nhiều

Vật dụng tưởng giản đơn nhưng chứa đầy bí mật

Qua đôi bàn tay của bà, vòi voi đã dài thêm ra

Chiếc bình đã liền dáng

Chim đủ cánh

Nghệ nhân làng nghề truyền thống là những “báu vật nhân văn sống”, bởi họ là người phát minh ra những công nghệ độc đáo, tạo nên hồn cốt của sản phẩm thủ công mỹ nghệ…

“Thẩm mỹ” cho tai chú voi

Chắc hẳn chú chim sẽ rất vui khi đôi cánh được liền da

Bà là người giữ bí quyết của nghề, gắn bó lâu năm và hết lòng sống chết vì nghề

Một món đồ sau khi được khôi phục có khi còn có giá trị lớn hơn rất nhiều so với lúc đầu!

Làm lành những vết nứt

Vẽ lại hoa văn…

Thổi hồn cho bình gốm

Niềm vui sau khi “trả lại dáng xưa, hồn cũ” cho chiếc độc bình

Đoàn Nhân