Nhật ký 20 tháng cứu con trên đất Mỹ – Kỳ 1: Đã từng nghĩ đến chuyện hiến tạng

Khi tôi gặp bác sĩ của con bé, ông ấy đã nói với tôi rằng con tôi cần phải đi qua 42 tuần hoá trị, đây là điều cần thiết vào lúc này. Tôi đã ngã quỵ xuống nền gạch, mắt tôi ko thể nhìn thấy gì và tai như ù đi...
Dưới đây là nhật ký của một người mẹ trải qua 20 tháng đăng đẳng cứu con trên đất Mỹ với một hành trình dài thăm thẳm. “Có một số anh hị hỏi tôi là sao tôi có thể đi qua được hành trình 20 tháng đó, làm sao tôi vượt qua được những áp lực và trở ngại tâm lý trong suốt thời gian đó. Tôi muốn nói rằng Tôi Chưa Từng Vượt Qua được”, chị P.T mở đầu nhật ký của mình được chia sẻ trên chavame.com.

 

>> Nhật ký 20 tháng cứu con trên đất Mỹ – Kỳ 2: Những ngày u ám như mùa đông

>> Nhật ký 20 tháng cứu con trên đất Mỹ – Kỳ 3: Tôi đã ngã vị kiệt sức

 


Ngày tôi đưa con trở về Việt Nam, đặt chân về nơi gọi là Đất Mẹ – Quê Hương, đặt chân về nơi chúng ta gọi là Nhà, tôi đã” thân tàn ma dại”. Tôi cằn nhằn lẩm bẩm chửi bới và bực bội với tất cả mọi thứ quanh tôi. Nhìn tôi già hơn tuổi thật rất nhiều. Tôi sụt 20kg mà nhiều người trêu là “chút nữa thì ko nhận ra”. Tóc tôi đã trắng 1/3 đầu trong 6 tháng và bạn bè tôi nói đùa là coi rất thời trang.

42 tuần hóa trị tấn công

Những tháng ngày tôi cùng con bé bắt đầu bước vào kỳ hoá trị đầu tiên kéo dài 3 tháng (gọi là kỳ hoá trị tấn công), tôi bắt đầu rơi vào sợ hãi tột độ cũng như khủng hoảng tâm lý. Khi đó tôi chưa sẵn sàng cho việc khối u trong não con tôi đang tang vọt lên 1 cách rất nhanh chóng, chúng tôi khi đó vẫn tin tưởng rằng ít nhất cũng cần 1 đôi năm nữa.Con tôi vừa trải qua đại phẫu thuật não hơn 8h đồng hồ liên tục, đang trải qua những ngày tháng vật lý trị liệu gian khổ. 

Khi tôi gặp bác sĩ của con bé, ông ấy đã nói với tôi rằng con tôi cần phải đi qua 42 tuần hoá trị, đây là điều cần thiết vào lúc này. Tôi đã ngã quỵ xuống nền gạch, mắt tôi ko thể nhìn thấy gì và tai như ù đi. 

Bố con bé khi đó liên tục nhắn tin hỏi tôi về tình hình, nhưng tôi không biết phải nói như thế nào. Bác sĩ của con bé cùng cô trợ lý của ông ấy đã ôm tôi và nói rằng: “Tất cả rồi sẽ ổn, tôi hứa với cô rằng con gái cô sẽ sống được và sống lâu dài như những đứa trẻ ngoài kia, đây chỉ là một bước cần thiết con bé cần phải làm”. 

Tôi đã hỏi ông ấy: “Hoá trị có nghĩa là con tôi bị ung thư não? Ở đất nước tôi hoá trị gần như là đặt dấu chấm hết”.

Ông ấy có vẻ rất khó xử trong hỏi của tôi. Ông ấy cố gắng nhìn tôi thật kỹ để đoán tâm trạng của tôi lúc đó rồi suy nghĩ chọn lựa câu chữ thích hợp nhất để trả lời tôi. Sau chừng 30 giây suy nghĩ ông ấy cầm tay tôi và nói:

“Về mặt lý thuyết thì con gái cô không phải là ung thư, vì đây là 1 khối u lành tính. Và hơn hết tôi muốn nói cho cô biết rằng hoá trị ko phải là phương pháp duy nhất, vẫn còn nhiều phương pháp khác nhưng chúng tôi cho rằng lúc này hoá trị là phù hợp nhất cho con bé. Khối u của con bé còn chưa vào giai đoạn ổn định, lúc này hoá trị là điều càn thiết. Loại thuốc chúng tôi quyết định sử dụng cũng là loại thuốc rất thông dụng trên thế giới, ko phải là loại đặc biệt.

Con bé sẽ cần phải đi qua 42 tuần hoá trị, chúng tôi sẽ giữ cho con bé ổn định và không cần truyền máu. Chúng ta sẽ có khoảng 50% cơ hội khối u sẽ teo nhỏ đi trong hành trình hoá trị này, cô hãy tin tưởng chúng tôi và hãy tin tưởng con gái cô”.

Thức trắng 40 đêm liên tục

Khi tôi chúng tôi trở về khu nhà RMH nơi dành cho các gia đình ở xa có con cần đi viện tại D.C, tôi bắt đầu ngay lập tức vào việc chuẩn bị cho hành trình hoá trị sắp tới của con bé. Quản lý nhà nơi chúng tôi sống đã tham khảo ý kiến của bác sĩ sau đó quyết định cho mẹ tôi chuyển vào căn phòng có bếp riêng cũng như hệ thống điều hoà lọc không khí riêng biệt. 

Tôi phải đọc và nhớ toàn bộ những chú ý quan trọng trong quá trình hoá trị, phải chuẩn bị tinh thần luôn luôn tỉnh táo để xử lý mọi trường hợp khẩn cấp. Và có lẽ tôi đã chuẩn bị tốt quá nên từ tỉnh táo tôi trở thành mất ngủ luôn, mất ngủ rất nặng trong suốt hành trình con tôi hoá trị 14 tháng tại Mỹ.

Đỉnh điểm là lúc tôi đã thức trắng tới 40 đêm liên tục, trong 40 đêm đó thì chừng 3-4 ngày thức trắng hoàn toàn thì tôi gục xuống ngủ chừng vài ba tiếng rồi tỉnh, rồi lại thức trắng hoàn toàn vài ba ngày mà ko thể ngủ. 

Bé phải cấp cứu vì sốt trong lúc hoá trị

Đêm đầu tiên sau khi nhận tin con tôi phải hoá trị 42 tuần, tôi gọi cho bố con bé và chúng tôi nói chuyện. Bố con bé khóc rất nhiều và nói rằng “Bố thật sự muốn có thể đưa con đi lấy chồng”. Tôi khi đó trong lòng như chết lặng và nhớ tới lời hứa duy nhất tôi nói khi tiễn bố con bé ra sân bay về VN vào 3 tháng trước.

Tôi đã cầm tay bố con bé trên cả đoạn đường từ bệnh viện ra sân bay và nói “em sẽ làm được, việc của anh quan trọng hơn em. Anh sống được thì con sẽ sống được, em sẽ đưa con chúng ta trở về 1 cách nguyên vẹn”.

Chúng tôi khi đó đều hứa sẽ nỗ lực vì con của chúng tôi, vì gia đình của chúng tôi, và vì 1 ngày trở về trọn vẹn.

Thật sự lúc đó tôi cũng không biết cụ thể tôi sẽ phải trải qua những gì trên hành trình này, tôi lại càng ko biết phải làm gì. Khi mà xung quanh tôi chỉ thấy nhà thờ và nhà thờ, chỉ thấy rừng cây rồi tới rừng cây, tiếng xe cấp cứu liên tục mỗi ngày như muốn phá vỡ tâm trí tôi. Tôi nghe mà ko hiểu họ nói gì, đọc không hiểu những báo cáo y tế của con tôi, tôi ko biết con đường nào ngoài 1km đường từ trung tâm therapy tới nhà chúng tôi sống.

Tôi ko biết cách dùng thẻ ngân hang tại Mỹ, tôi ko có bất kỳ người bạn nào tại đó và những người tôi quen khi đó đều là bạn của chồng tôi.

Đã từng nghĩ đến chuyện hiến tạng

Lúc đó tôi nhớ tới cái đêm chúng tôi trở về từ viện Nhi Đồng sau khi bác sĩ nói không còn cơ hội cứu sống con tôi nữa, tôi đã nói rằng nếu như không còn cơ hội cứu nó thì hãy để cho con bé cơ hội cứu đứa trẻ khác. (Điều ấy có nghĩa là hiến tạng).

Ngày con tôi được gây mê để đưa Chemoport vào ngực, tôi đờ đẫn ngồi ở gốc cây ngoài cổng bệnh viện. Sau khi trở về tôi đã mất rất nhiều tháng để chấp nhận trong cơ thể con tôi nơi lồng ngực có đặt Chemoport. Trong nhiều tháng sau này tôi không bao giờ dám động vào vùng ngực nơi có đặt nó, chỗ đó gồ lên với một vết sẹo rất đáng sợ và đau xót. 

Tất cả quy trình hoá trị, lấy máu, truyền thuốc sau này đều được thực hiện qua Chemoport trong ngực con bé. Và mỗi lần trước khi con bé vào viện thì tôi sẽ phải dán thuốc giảm đau trước cho ở vùng da mà kim của bộ dây truyền sẽ đâm vào Chemoport. Con bé sợ hãi và la hét nên tôi thật sự rất vất vả mới có thể dán được miếng dán giảm đau vào ngực nó. 

Tôi phải học thuộc toàn bộ các chú ý quan trọng để có thể chăm sóc con bé lúc hoá trị, phải thuộc được số điện thoại của cô phụ trách hồ sơ của con tôi, phải cất giữ cẩn thận hai tấm thẻ màu đỏ trong đó chứa toàn bộ trông tin về Chemoport trong ngực con tôi. Trong trường hợp cấp cứu thì tôi chỉ việc đưa ra tấm thẻ đó thì toàn bộ an ninh bệnh viện sẽ ko giữ mẹ con tôi lại hỏi giấy tờ, cũng như y tá hay bất kỳ ai thấy tấm thẻ đó sẽ đưa mẹ con tôi vào trong ngay mà ko cần chờ đợi xếp hàng tới lượt ở phòng cấp cứu.

Khi nhìn tấm thẻ đó thì y tá sẽ biết con tôi cần bộ dây truyền nào. Tôi nhớ họ đã nói với tôi rằng tấm thẻ này có thể dung được tất cả mọi bệnh viện tại Mỹ, chỉ cần tôi đưa tấm thẻ này ra thì các y tá sẽ biết con tôi đang có gì và cần gì.

Hai tấm thẻ màu đỏ đó là tuyệt đối ko được phép xa tôi bất kỳ lúc nào khi tôi và con bé ra khỏi nhà. Cũng như con bé tuyệt đối không thể tách rời khỏi tôi.

Trong kỳ hoá trị đầu tiên kéo dài lien tục 10 tuần không ngừng nghỉ, mỗi tuần 1 ngày vào thứ 5. Máu sẽ được rút ra khỏi ngực con bé để kiểm tra xem các chỉ số máu có đảm bảo tốt cho quy trình hoá trị hay không .

Mỗi 1 lần giữ chặt con trong tay để y tá đâm kim vào Chemoport, là mỗi lần con khóc mẹ khóc. Nếu như con bé giãy đạp quá mạnh và không cẩn thận mà kim đâm lệch, y tá sẽ phải thực hiện lại quy trình bằng 1 bộ kim mới, quy trình rất nghiêm ngặt và cẩn thận chi tiết. Phải qua đi chừng 4-5 tháng hoá trị liên tục tôi mới dần quen rồi chấp nhận, sau đó tôi cũng ko còn khóc mỗi lần ôm con để làm thủ thuật đâm kim truyền vào Chemoport. 

Ở lầu 4 các cô y tá cũng rất nỗ lực giúp đỡ cho con tôi cảm thấy dễ chịu hơn sau mỗi lần thực hiện thủ thuật đó. Như sau khi đưa bộ kim vào Chemoport thì con bé sẽ dc nhận 1-2 món đồ chơi nhỏ trong chiếc thùng đặt ở cửa, rồi có 1 cô chuyên gia âm nhạc sẽ tới và chơi vài bài hát thiếu nhi mà con bé thích trong lúc y tá đưa kim vào, hay như 1 ai đó sẽ đứng và cầm Ipad để con bé coi Peppa Pig…

>> Nhật ký 20 tháng cứu con trên đất Mỹ – Kỳ 2: Những ngày u ám như mùa đông

Theo chavame.com