Nước Úc tìm cơ hội cho nông sản giữa cuộc đối đầu thuế quan Mỹ – Trung

Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường nhập khẩu thịt bò hàng đầu của Úc. Do tác động của việc trả đũa thuế giữa Trung Quốc và Mỹ, thịt bò và nông sản Úc có cơ hội vào cả hai thị trường. Ảnh: Otago Daily Times

Vốn quen thuộc với các biến đổi thời tiết thất thường, nông dân Úc đang theo dõi chặt chẽ đối đầu thương mại Mỹ – Trung, nhằm tìm ra cơ hội cho nông sản, thực phẩm của nước Úc. Nhưng cánh cửa thị trường vào hai thị trường khổng lồ sẽ không mở ngay cùng lúc và lập tức.

Hôm 15-3, Trung Quốc bắt đầu áp thuế 15% với hàng nông sản Mỹ nhằm đáp lại các mức thuế mà Washing tung ra trước đó.

Cánh cửa Trung Quốc chưa mở liền…

Chuyên gia kinh tế nông nghiệp Dennis Voznesenski thuộc Ngân hàng Commonwealth tin rằng biện pháp trả đũa này sẽ giúp các mặt hàng nông sản Úc như lúa mì, lúa mạch hay cao lương dễ thâm nhập thị trường tỉ dân hơn. Dù rằng, cánh cửa không mở ngay lập tức.

Chuyên gia của Commonwealth nói Trung Quốc đã xây dựng được kho dự trữ ngũ cốc đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước trong một thời gian. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ ít cũng khiến lượng lúa mì và lúa mạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm lần lượt 75% và 54% trong tháng 12-2024. “Một khi lượng dự trữ cạn kiết, lượng hàng nhập từ Úc sẽ gia tăng. Câu hỏi đặt ra là khi nào họ bắt đầu mua? Có thể không phải ngay lập tức. Có thể là vào cuối năm nay”, Voznesenski nói.

Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Úc đạt 71 tỉ đô la Úc (44,8 tỉ đô la Mỹ) trong năm tài chính 2024, chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Khi cả thế giới đang hoang mang với các mức thuế quan toàn diện, rồi lệnh hoãn thuế và các mối đe dọa từ Tổng thống Donald Trump, ngành nông nghiệp Úc thấy cần phải đối mặt với sự bất ổn ngày càng tăng, với cả tiềm năng tăng trưởng cũng như rủi ro.

Cơ hội có, nhưng lợi nhuận chưa rõ

Xuất khẩu thịt bò của Úc sang Mỹ đã tăng vọt trong năm qua, từ 1,9 tỉ đô la Úc trong năm tài chính 2023 lên 3,3 tỉ đô la Úc, do hạn hán đã cản trở những nỗ lực tái thiết đàn gia súc đang suy giảm của chính quyền Mỹ.

Trong báo cáo đầu tháng 3-2025, Voznesenski mô tả mức thuế quan 25% của Trump đối với Mexico và Canada là “mức thuế quan phù hợp” đối với thịt bò và gia súc của Úc. Những mức thuế quan đó đã sớm được cắt giảm, với các sản phẩm nằm trong Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), trong đó có nông sản, được hoãn lại đến ngày 2-8-2025 sắp tới.

“Nếu các mức thuế được áp dụng và duy trì, thì sẽ có một tỉ lệ lớn thịt bò Mỹ nhập từ Mexico và Canada sẽ bị áp thuế. Nước Mỹ sẽ mua ít hàng của hai nước láng giềng và tìm đến chúng ta”, Voznesenski nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Angus Gidley-Baird, nhà phân tích cấp cao về thịt động vật thuộc ngân hàng Rabobank của Hà Lan, cho biết sự phức tạp của chuỗi cung ứng thịt bò toàn cầu và việc phân chia ra nhiều loại thịt khác nhau sẽ khiến bức tranh thương mại phức tạp hơn.

“Theo giá trị thực tế, bạn có thể nói rằng thịt bò sẽ có khả năng tăng giá. Nhưng tôi không biết liệu điều này có mang lợi khoản lợi nhuận lớn hơn không, theo cách đánh giá của nước Úc. Có lẽ điều này sẽ có nghĩa là phải sắp xếp lại sản phẩm”. Ông cũng đề cập sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng và thời gian cần thiết để thiết lập các mối quan hệ kinh doanh mới.

CEO Keith Howe của hãng Rangers Valley Cattle Station nói rằng giá thịt bò Mỹ đã cao sẵn, và rào cản thuế mới từ Trung Quốc có thể là cơ hội cho các doanh nghiệp Úc.

Rangers Valley đang tập trung vào mảng thịt cao cấp, nên bất kỳ sự suy thoái kinh tế nào do chiến tranh thương mại gây hậu quả cho họ.

Mọi việc vẫn chưa ngã ngũ

“Mọi người chỉ nghĩ rằng đây là cơ hội để bán được nhiều hàng hơn, nhưng mọi việc đều có nguyên nhân và hệ quả. Liệu điều này có nghĩa là sẽ có nhiều sản phẩm hơn vào Trung Quốc không? Có khả năng là có. Nhưng chúng tôi đang ở phân khúc tầng trên. Nếu phân khúc cao cấp bắt đầu chịu nhiều tổn thất hơn, thì chúng tôi sẽ đối mặt các tác động tiêu cực”.

Tình trạng bất định vẫn còn đó. Đầu tháng 3, ông Trump đã cảnh báo trên mạng xã hội về “khả năng áp thuế đối với tất cả các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu vào Mỹ”.

“Gửi đến những người nông dân vĩ đại của nước Mỹ. Hãy chuẩn bị bắt đầu sản xuất thật nhiều sản phẩm nông nghiệp để bánchỉ trong nước Mỹ. Thuế quan sẽ được áp dụng cho các sản phẩm bên ngoài vào ngày 2-4. Chúc vui vẻ!”, vị tổng thống viết trên tài khoản mạng Truth Social của ông.

Chủ tịch David Jochinke của Liên đoàn Nông dân Quốc gia Úc nói rằng nước Úc xuất khẩu đến 70% sản phẩm nông nghiệp và thành công của ngành này gắn liền với nền thương mại tự do.

“Chúng tôi có thể thấy một số thay đổi nhu cầu trong ngắn hạn từ các đối tác thương mại bị thuế quan của ông Trump ảnh hưởng. Nhưng chúng tôi biết rằng nhìn chung thị trường tự do và cởi mở hỗ trợ tốt nhất cho tăng trưởng và ổn định kinh tế toàn cầu”,  Jochinke nói.

Theo Nikkei Asia

Ricky Hồ / BSA Media