Tòa án Hồng Kông tuyên bố Evergrande “phá sản”

Văn phòng chính của Evergrande tại Thẩm Quyến. Ảnh: Nikkei Asia

Tập đoàn Evergrande đã được tòa tuyên bố “phá sản” (hay thanh lý) sau khi không thể đạt được thỏa thuận tái cơ cấu khoản nợ hơn 300 tỷ USD cuối tuần rồi.

Thẩm phán Linda Chan đã chấp nhận đơn yêu cầu giải thể do các chủ nợ nước ngoài đệ trình hơn một năm trước, sau khi Evergrande không đáp ứng được yêu cầu của các chủ nợ.

Trích dẫn “sự thiếu tiến bộ rõ ràng” và “tình trạng mất khả năng thanh toán của công ty”, nữ thẩm phán Chan tuyên bố trước phòng xử án chật cứng người: “Tôi cho rằng việc tòa án đưa ra lệnh giải thể đối với Evergrande. Vì vậy, tôi ra lệnh để chấm dứt vấn đề này”.

Theo lệnh tòa, những người thanh lý sẽ được chỉ định để nắm quyền kiểm soát và bán tài sản của Evergrande. Án lệnh của tòa được tuyên trong bối cảnh bất động sản đang nỗ lực làm nóng, hay phá băng thị trường đang đóng băng.

Trát tòa cung cấp “án lệ” cho thỏa thuận ký năm 2021 về thủ tục phá sản xuyên biên giới. Thỏa thuận này cho phép các quyết định của tòa án Hồng Kông được công nhận tại các tòa án đại lục.

Giao dịch cổ phiếu Evergrande tại Hồng Kông đã bị đình chỉ trong phiên sáng nay sau khi giảm hơn 20%. Giao dịch cũng bị tạm dừng ở hai đơn vị khác niêm yết ở Hồng Kông là Tập đoàn dịch vụ bất động sản Evergrande và Tập đoàn phương tiện năng lượng mới Evergrande của Trung Quốc, sau khi giảm lần lượt 3% và 18%.

Evergrande không thể đưa ra bình luận. Top Shine Global, một chủ nợ nước ngoài đã đệ đơn kiện Tập đoàn Evergrande Trung Quốc vào tháng 6-2022, đã từ chối bình luận.

Luật sư Fergus Saurin của hãng Kirkland & Ellis, người đại diện cho các chủ sở hữu trái phiếu với khoản nợ 4 tỷ USD, nói với các phóng viên sau tòa phán quyết: “Evergrande là người chịu trách nhiệm. Họ đã  không hợp tác với chúng tôi. Cả hai bên đã hợp tác vào phút cuối, nhưng mọi việc chẳng đi đến đâu.”

Evergrande cũng đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại New York vào tháng 8 năm ngoái, tìm cách bảo vệ tài sản ở Mỹ của mình khỏi các chủ nợ trong quá trình tái cơ cấu ở nước ngoài.

Bà thẩm phán Chan nói trong một phiên tòa tháng 12 rằng tòa sẽ phải ban hành lệnh giải thể nếu nhà phát triển bất động sản Trung Quốc không đưa ra kế hoạch tái cơ cấu “cụ thể”.

Các luật sư của Evergrande đã lập luận rằng việc giam giữ người sáng lập Hồ Gia Ấn (Xu Jiayin hay còn được gọi là Hui Ka-yan)  đã trì hoãn nỗ lực đưa ra đề xuất của Evergrande.

Tập đoàn bất động sản Hằng Đại (Hengda – công ty con cốt lõi của Evergrande)  phải đối mặt với 2.053 vụ kiện liên quan đến hơn 30 triệu nhân dân tệ mỗi vụ, tổng trị giá 490,06 tỷ nhân dân tệ (68,3 tỷ USD). Theo hồ sơ của Evergrande vào cuối tháng 12, công ty này có khoản nợ chưa thanh toán là 316,39 tỷ nhân dân tệ, cộng với các hóa đơn thương mại quá hạn 205,53 tỷ nhân dân tệ tính đến cuối tháng 11.

Evergrande cũng phải đối mặt với các vụ kiện từ một trong những chủ nợ trong nước. Tập đoàn dịch vụ bất động sản Evergrande, công ty con của nhà phát triển, cho biết họ đã bắt đầu các thủ tục pháp lý chống lại một loạt công ty, bao gồm cả chính Evergrande, để thu hồi 11,4 tỷ nhân dân tệ tiền bảo đảm bằng chứng chỉ tiền gửi, theo hồ sơ vào tối thứ Sáu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông. Hôm 25-1, Evergrande thông báo họ đã ký thỏa thuận bán một phần công ty con phát triển ở thành phố Sán Đầu phía đông nam trong một thỏa thuận trị giá 304 triệu nhân dân tệ, theo hồ sơ trên Sàn giao dịch Hồng Kông.

Theo Nikkei Asia, Reuters

Ricky Hồ / BSA Media