Các ngân hàng Singapore và Thụy Sĩ “tấn công” thị trường Hồng Kông

Các ngân hàng Singapore và Thụy Sĩ đang gia tăng tuyển dụng nhân sự phục vụ thị trường Hồng Kông khi các ngân hàng phương Tây rút khỏi Trung Quốc và xứ cảng. Ảnh: Reuters

Hồng Kông đang là miền đất hứa của các ngân hàng hàng đầu của Singapore và Thụy Sĩ khi căng thẳng Mỹ – Trung leo thang. Các giám đốc điều hành nhận ra xu hướng các công ty Mỹ đang thận trọng hơn khi làm ăn Trung Quốc và Hồng Kông, và nhanh chóng ra sách lược mới – gia tăng tuyển dụng giám đốc quan hệ khách hàng, nhằm mở rộng thị phần ở xứ cảng.

Căng thẳng địa chính trị là lo ngại lớn nhất

CEO OCBC Helen Wong nói ngân hàng này đang đẩy mạnh đầu tư vào Hồng Kông khi các ngân hàng đối thủ phương Tây rút bớt nguồn lực hoặc rút hẳn khỏi thị trường Hồng Kông . “Ngày càng nhiều khách hàng Hồng Kông tìm chúng tôi để bàn chuyện làm ăn, thay vì nói chuyện với các ngân hàng phương Tây như trước đây”.

Tuy nhiên, bà Wong nói rằng cần phải theo dõi tình hình căng thẳng địa chính trị giữa hai gã khổng lồ “một cách rất cẩn thận”. “Có những cơ hội tốt cho các thể chế châu Á, tuy nhiên mọi thứ không có nghĩa là các nước châu Á sẽ được hưởng lợi trong mọi tình huống. Mối liên hệ chặt chẽ giữa ASEAN – Trung Quốc thật sự hữu ích khi một số ngân hàng đồng nghiệp phương Tây rời khỏi xứ cảng”, bà giải thích với Nikkei Asia.

Theo dữ liệu từ Cục Thống kê và điều tra dân số của chính quyền đặc khu Hồng Kông, số lượng các công ty tài chính và các công ty khác có công ty mẹ mang quốc tịch Mỹ chọn mở văn phòng, trụ sở khu vực ở Hồng Kông đã giảm xuống còn 214 trong năm năm 2023, so với con số 282 vào năm 2020, giảm 24% sau ba năm. Số công ty thuộc sở hữu của Singapore cũng như của Thụy Sĩ giảm với tỷ lệ thấp hơn trong cùng thời gian.

Hồi tháng 5, UBS công bố kết quả khảo sát với các quỹ quản lý quỹ gia đình (family office) trên toàn cầu có giá trị ròng trung bình là 2,6 tỉ đô la. Theo đó, các quỹ nói rằng căng thẳng địa chính trị sẽ là mối quan tâm hàng đầu của họ trong vòng 12 tháng tới.

Tìm cơ trong nguy

Giới ngân hàng Singapore và Thụy Sĩ luôn nhận ra cơ hội, dù rằng rất nguy hiểm, giữa làn tên mũi đạn.

Bank of Singapore, chi nhánh dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân siêu giàu thuộc OCBC, đã đặt mục tiêu tăng trưởng 50% đối với danh mục tài sản do chi nhánh quản lý ở Hồng Kông vào năm 2026, so với cuối năm ngoái. BoS không tiết lộ con số cụ thể. Cuối tháng 9-2023, chi nhánh này quản lý khối tài sản trị giá 116 tỉ đô la Mỹ.

Chuyển từ Credit Suiise về chi nhánh Hồng Kông của BoS chưa đầy ba tháng, CEO Rickie Chan cho biết số lượng nhân viên ngân hàng đã tăng 40% từ năm 2017 đến năm 2023. Hiện số lượng tuyển mới đã tăng so với cuối năm ngoái.

CEO Ang Eng Siong của OCBC China nói rằng ngân hàng đang nhắm đến các khách hàng cá nhân ở đại lúc có vốn từ 5 triệu nhân dân tệ (690.000 đô la) trở lên. Ông nói một số khách hàng cần mở tài khoản ở nước ngoài có thể được giới thiệu đến chi nhánh BoS ở Hồng Kông hoặc các nơi khác.

Từ lâu các ngân hàng Thụy Sĩ đã xây dựng hình ảnh trung lập trên thị trường quốc tế. Nhưng nay họ đang săn lùng khách hàng đại lục.

Hồi tháng 2-2024, BDS mở trung tâm quản lý tài sản mới ở khu vực trung tâm Hồng Kông nhằm nhắm đến các cá nhân và gia đình có giá trị ròng cao tại Hồng Kông và Trung Quốc đại lục.

Một giám đốc điều hành cấp cao của một ngân hàng tư nhân Thụy Sĩ ở Trung Quốc nói rằng: “Đối với các ngân hàng châu Âu và Singapore, cái chúng tôi đang bán là yếu tố chúng tôi không phải là ngân hàng Mỹ và chúng tôi ít bị ảnh hưởng bởi các rủi ro địa chính trị hơn”. Vị CEO này nói tình hình cạnh tranh ở Hồng Kông nói riêng sẽ ngày càng gay gắt khi các ngân hàng cần thu hút nhiều khách hàng hơn, giữa bối cảnh nhà đầu tư đại lục ngày càng thận trọng giữa lúc triển vọng kinh tế mờ mịt.

Các định chế ngân hàng châu Âu thu hút khách hàng Hồng Kông và Trung Quốc so với các ngân hàng Mỹ. Tuy nhiên, một giám đốc điều hành khác của một ngân hàng tư nhân Thụy Sĩ ở Hồng Kông cảnh báo rằng sự cố trái phiếu Credit Suisse AT1 là bất lợi cho ngân hàng châu Âu.

Một số hãng luật ở châu Á đang tập hợp các nhà đầu tư vào trái phiếu – bao gồm cả những công ty từ Hồng Kông – để tham gia các hành động pháp lý chống lại Thụy Sĩ vốn đã tham gia vụ sáp nhập nhanh chóng giữa UBS và Credit Suisse vào đầu năm 2023, khiến lượng trái phiếu AT1 Credit Suisse trị giá khoảng 17 tỉ đô la bốc hơi nhanh chóng.

CEO một ngân hàng Thụy Sĩ khác cho rằng, trong tình huống như vậy, các ngân hàng Singapore đang được hưởng lợi nhiều hơn từ các điều kiện địa chính trị căng thẳng hiện tại.

Trong khi đó, một số ngân hàng Mỹ khẳng định họ vẫn đạt tăng trưởng lượng khách hàng giàu có từ Trung Quốc. Citibank cho biết họ vẫn đang thu hút các khách hàng mới ở đại lục, dù đã bán mảng kinh doanh tài sản ở Trung Quốc cho HSBC vào năm ngoái.

Trong quí 1-2024, chi nhánh Citibank Hong Kong đã đạt mức tăng trưởng 118% so với cùng kỳ năm trước về số tài khoản mở mới từ các khách hàng không phải người Hồng Kông với tài sản ít nhất là 1,5 triệu đô la Hồng Kông (190.000 đô la Mỹ).

Vicky Kong, CEO của mảng nhượng quyền thương mại của Citibank, nói trong cuộc họp báo hôm 3-6 rằng phần lớn sự tăng trưởng đến từ Trung Quốc đại lục.

Theo Nikkei Asia

Ricky Hồ / BSA Media

Bằng sáng chế đạm thay thế giúp doanh nghiệp thực phẩm Nhật Bản tỏa sáng