45 dự án phía nam tranh vé vào chung kết Cuộc thi khởi nghiệp 2020

Trong 2 ngày 3 và 4/10/2020, tại TP.HCM, cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn – năm 2020, do Trung tâm BSA kết hợp cùng Ban Thanh niên nông thôn của Trung ương Đoàn tổ chức, sẽ tiếp tục với vòng bán kết 3 – vòng bán kết cuối cùng dành cho các dự án đến từ các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ.
Những dự án nào sẽ đi tiếp vào vòng thi cuối cùng, kết quả sẽ được công bố vào chiều 4/10/2020.
Tại vòng bán kết 3, có tổng cộng 45 dự án đến từ 18 tỉnh, thành dự thi. Trong đó, nơi có phong trào khởi nghiệp tốt nhất cả nước là Đồng Tháp dẫn đầu với 9 dự án góp mặt. TP.HCM đứng thứ 2 với 6 dự án tham gia. Số còn lại thuộc về các tỉnh thành như Bến Tre, Cà Mau, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Kon Tum, An Giang…
Trong các dự án tham gia vòng thi này, nhiều sản phẩm được đánh giá cao tại vòng sơ loại, bởi tính khả thi cao, đã được thương mại hóa rộng rãi trên thị trường. Ví dụ các dự án: Khai thác mật hoa dừa tươi (Trà Vinh), Chế phẩm sinh học cải tạo đất vườn cây ăn trái (Đồng Tháp), Chế tạo máy cày mini bằng động cơ xe máy (Tây Ninh), Bao bì bảo quản thực phẩm từ màng sinh học Biostarch (TP.HCM), Mắm tôm chà lên men tự nhiên Khổng Tước Nguyên (Tiền Giang), Bánh phồng khoai lang (Vĩnh Long), Sản phẩm tiện lợi từ khô cá (Đồng Tháp)…
Trong số đó, dự án Bánh phồng tôm từ khoai lang từng lọt vào chung kết mùa thi trước. Trong 1 năm qua, dự án này phát triển rất tốt, sản lượng hiện nay trên 12 tấn bánh phồng/tháng.  
Nguyễn Thanh Việt (Vĩnh Long) dự thi dự án bánh phồng tôm từ khoai lang. Mỗi tháng, Thanh Việt sản xuất và cung cấp cho thị trường trên 12 tấn bánh thành phẩm
Trong khi đó, những dự án khác đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tập trung vào việc xây dựng chất lượng sản phẩm cũng như giải quyết các vấn đề sinh kế của cộng đồng. Số lượng dự án ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến khá nhiều. Các dự án có được sự kết nối trong hệ sinh thái của cộng đồng thanh niên nông thôn khởi nghiệp, được các các chuyên gia, giám khảo nhiều kinh nghiệm chia sẻ, góp ý, hướng dẫn để hoàn thiện dự án, xây dựng và phát triển bền vững.
Theo một thành viên BTC, các dự án khu vực Nam Bộ có sự vượt trội và đồng đều hơn so với các dự án ở khu vực miền Bắc và miền Trung – Tây Nguyên.
Trước đó, sau 2 vòng bán kết 1 khu vực miền Bắc và bán kết 2 khu vực miền Trung – Tây Nguyên, BTC đã xác định được 18 dự án xuất sắc nhất vào chung kết. Theo dự kiến sẽ có 30 dự án góp mặt tại vòng thi cuối cùng này.
Như vậy, vòng bán kết 3 sẽ có khoảng 12 dự án được chọn. Tuy nhiên, số lượng có thể thay đổi nhiều hoặc ít hơn con số 12 bởi Hội đồng giám khảo sẽ đánh giá tổng thể các dự án và đưa ra quyết định cuối cùng.
Thành phần Ban giám khảo vòng bán kết 3 gồm những người uy tín trong nhiều lĩnh vực gồm:
  1. Bà  Nguyễn Thị Thu Vân – Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Giám khảo.
  2. TS Nguyễn Đức Tùng – Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Hội đồng Tư vấn CC TTHC của Thủ tướng (PSDC); Tổng thư ký Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (DAA).  Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (SYS) của TW Đoàn
  3. TS Hà Việt Quân – Tổ trưởng Tổ công tác 569 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc.
  4. TS Phan Văn Minh – Nguyên Trưởng phòng Công nghệ sinh học, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM.
  5. TS Huỳnh Phước Nghĩa – Phó Trưởng khoa Kinh doanh quốc tế – Marketing, Đại học Kinh tế TP.HCM, Tổng thư ký Hiệp hội Marketing Việt Nam. Cố vấn cấp cao Chương trình tư vấn toàn cần GIBC.
  6. TS QTKD Nguyễn Tuấn Quỳnh – Tổng giám đốc Công ty Saigon Book, PCT Hội doanh nhân trẻ TP.HCM
  7. ThS khoa học Trần Anh Tuấn – Giám đốc Công ty tư vấn Người mở đường (The Pathfinder), Công ty tư vấn FT Consulting.
  8. Ông Phan Bửu Toàn – Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề du lịch Sài gòn, Chủ tịch hiệp hội Hướng dẫn viên du lịch TP.HCM.

Cuộc thi Dự án khởi nghiệp ĐMST Thanh niên nông thôn 2020 do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp BSA phối hợp với Ban thanh niên nông thôn của Trung ương Đoàn tổ chức. Chương trình có sự đồng hành của Đề án 844 của Chính Phủ, Ủy ban dân tộc, HVNCLC – Chuẩn hội nhập cùng các doanh nghiệp như: Vinamit, Trung Nguyên, Tân Hoàn Cầu, An Phước, Minh Long, Tâm Lan, Qùa Việt… Cuộc thi mang mục đích cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế của thanh niên nông thôn; tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên nông thôn nói riêng trong quá trình khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển tài nguyên bản địa, hình thành các sản phẩm đặc trưng, tham gia hiệu quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Cuộc thi thu hút được đông đảo thanh niên Việt Nam hưởng ứng.  Sau hơn 2 tháng  triển khai, có hơn 345 dự án đại diện cho 56 tỉnh thành gửi các ý tưởng Dự án về tham gia. Sau vòng chấm sơ khảo, Ban giám khảo đã chọn ra được 112 dự án đại diện cho 48 tỉnh thành vào tham gia vòng bán kết.

Danh sách và số thứ tự dự thi của 45 dự án tại vòng bán kết 3

1
Bến Tre
Nguyễn Đoàn Nhật Linh
Xây dựng nhà màng CNC chuyển giao công nghệ trồng dưa lưới trong nhà màng
2
Bình Dương
Hồ Phan Minh Trí
Khu tổ hợp nghiên cứu nông nghiệp
3
TP.HCM
Nguyễn Hồng Đăng
Sản xuất đất trồng và phân Compost từ phế phẩm nông nghiệp
4
Đồng Tháp
Lê Kim Yến
Chế phẩm sinh học cải tạo đất vườn cây ăn trái, cây công nghiệp lâu năm sản xuất từ lục bình
5
TP.HCM
Trần Thị Thúy Loan
Tép bạc – Chuyên trang truyền thông thuỷ sản
6
Đồng Tháp
Lương Thị Bích Tuyền
Nước mắm nhỉ truyền thống Bích Tuyền, kết hợp giữa xưa và nay
7
Đồng Tháp
Lê Minh Sơn
Phát huy giá trị kiến trúc, lịch sử trụ sở  đoàn TNCS Hồ Chí Minh của TP.Sa Đéc (khu nhà thiếu nhi cũ) nhằm phát triển du lịch cộng đồng
8
Đồng Tháp
Nguyễn Hoài Bảo
Dự án tranh lá sen
9
Bến Tre
Tô Thị Tường Vy
Nền tảng định danh kết nối giữa người dùng & các địa điểm giao dịch hàng ngày
10
Tây Ninh
Lại Thị Thơm
Hệ thống xử lý rác thải từ ruồi lính đen
11
Vĩnh Long
Trương Văn Xạ
Phát triển sản phẩm trái chôm chôm tại khu vực ĐBSCL
12
Tiền Giang
Lê Ngọc Thảo
Mắm Gò Công và giá trị thực phẩm lên men tự nhiên
13
Cà Mau
Mai Trúc Lâm
Thanh long sinh thái trồng trên vùng ngập mặn
14
Vĩnh Long
Nguyễn Thanh Việt
Bánh phồng khoai lang
15
Sóc Trăng
Mạch Ngọc Hiệp
Hợp tác xã du lịch cộng đồng nông nghiệp Vườn Xanh (Green garden). 
16
Đồng Tháp
Dương Thị Hồng Chuyên
Sản phẩm tiện lợi từ khô cá
17
Bến Tre
Nguyễn Văn Hoàng
Sản phẩm thân thiện từ vỏ xe phế liệu
18
An Giang
Nguyễn Vũ Linh
Quà lưu niệm khắc laser
19
Đồng Tháp
Hồ Ngọc Trâm
Nông trại nghỉ dưỡng Thuận Thiên Việt Mekong Farmstay
20
Hậu Giang
Nguyễn Thị Hồng Đoan
Xây dựng mô hình trà mãng cầu
21
Bến Tre
Tô Chí Hải
Khai thác mật hoa dừa tươi
22
Trà Vinh
Phạm Đình Ngãi
Mật hoa dừa Sokfarm
23
Đồng Nai
Hà Thị Như Bình
Sản phẩm chăm sóc da thiên nhiên từ cỏ cây
24
Đồng Nai
Bùi Đăng Khoa
Sản xuất đồ gia dụng từ cây chuối
25
Nghệ An
Nguyễn Thị Hằng My
Pasture Hill – Du lịch sinh thái
26
Bạc Liêu
Nguyễn Kim Anh
Hệ thống ứng dụng giao thương ngành tôm
27
TP.HCM
Phạm Thanh Toàn
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong nông nghiệp
28
Tây Ninh
Nguyễn Văn Nam
Chế tạo máy cày mini bằng động cơ xe máy
29
Đồng Tháp
Đỗ Đăng Khoa
Bộ sản phẩm xơ mướp ứng dụng vào đời sống
30
Tiền Giang
Lê Vương Quốc Hùng
Sản xuất kinh doanh trà túi lọc “Bôm bốp”
31
TP.HCM
Nguyễn Thị Hiếu
Trồng, khai thác và chế biến dược liệu Măng Đen
32
Đồng Tháp
Lâm Trọng Nghĩa
Dịch vụ phun thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng bằng máy bay (Drone)
33
An Giang
Châu Ngọc Dịu
Mật thốt nốt Palmania
34
TP.HCM
Trần Thị Diễm My
Biostarch – Bao bì bảo quản thực phẩm từ màng sinh học
35
Bến Tre
Nguyễn Ngọc Trân
Khảo sát ứng dụng tảo Spirulina Platensis làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
36
Tiền Giang
Nguyễn Sơn Thanh
Thiết kế mô hình HT giàn phơi đồ Arudnio điều khiển bằng điện thoại
37
Đồng Tháp
Đặng Văn Quốc Lộc
Hệ sinh thái du lịch nông nghiệp – Netque Farmstay
38
Kiên Giang
Lê Thị Mỹ Trân
Ý tưởng ATM sách thông minh
39
Gia Lai
Nguyễn Tiến Sơn
VAC Hữu cơ – 3T và sản xuất điện năng lượng mặt trời
40
Bình Dương
Lê Thị Hoa
Trồng nấm hương trên cành cây gỗ cao su tại Khu du lịch sinh thái Quốc gia ở Măng Đen
41
Đắk Lắk
Nguyễn Thị Diệu Linh
VIBALE – Nâng cao giá trị cây chuối (phụ phẩm nông nghiệp) sau thu hoạch
42
TP.HCM
Đỗ Xuân Tâm
Happj App (Chuỗi App ứng dụng hỗ trợ nông dân chuẩn hóa chất lượng, liên kết nguồn lực hỗ trợ và kết nối phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng)
43
Sóc Trăng
Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh
Trà mãng cầu đóng lon
44
Kiên Giang
Nguyễn Quốc Danh
Sản xuất và kinh doanh khô cá lóc một nắng
45
Đắk Lắk
Phạm Thị Thu Hằng
Pơ Lang – Sản xuất các sản phẩm chế biến chuyên sâu từ quả bơ tươi và thảo dược Đắk Lắk

Một số hình ảnh trưng bày sản phẩm của các dự án

Thành viên BGK tham quan, tìm hiểu sản phẩm của các dự án
Các chủ dự án nghe phổ biến nội quy tại vòng bán kết 3

 

Các chủ dự án nghe phổ biến nội quy tại vòng bán kết 3

 

Dự án tranh lá Sen (Đồng Tháp) trưng bày sản phẩm

 

Sản phẩm của dự án tranh lá Sen (Đồng Tháp)

 

Nhóm dự án “Phát triển sản phẩm trái chôm chôm tại khu vực ĐBSCL” (Vĩnh Long)

 

Sản phẩm của dự án “Phát triển sản phẩm trái chôm chôm tại khu vực ĐBSCL” (Vĩnh Long)

 

Mứt chôm chôm

 

Sản phẩm của dự án “Khai thác mật hoa dừa tươi” (Bến Tre)

 

Sản phẩm của dự án “Mật hoa dừa” (Trà Vinh)

 

Sản phẩm của dự án “Sản phẩm tiện lợi từ khô cá” (Đồng Tháp)

 

Sản phẩm của dự án “Sản phẩm tiện lợi từ khô cá” (Đồng Tháp)

 

Sản phẩm của dự án “Sản xuất kinh doanh trà túi lọc Bôm bốp” (Tiền Giang)

 

Gian hàng của dự án “Xây dựng mô hình Trà mãng cầu” (Hậu Giang)

 

Các chủ dự án tham quan gian hàng, giao lưu và kết nối với các dự án khác

 

Sản phẩm mật thốt nốt Palmania (An Giang)

 

Gian trưng bày của dự án “Bộ sản phẩm xơ mướp ứng dụng vào đời sống” (Đồng Tháp)

 

Hoa xơ mướp

 

Các dự án tham quan, tìm hiểu dự án “Mật hoa dừa Sokfarm” (Trà Vinh)

 

Các chủ dự án trưng bày sản phẩm ngay trong tối 2/10 để sáng sớm ngày 3/10, các giám khảo sẽ tham quan, đánh giá

Anh Tuấn